Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/84111
Title: PHÂN LẬP VÀ KHẢO SÁT KHẢ NĂNG KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC DÒNG VI KHUẨN HIỆN DIỆN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM NUÔI CẤY MÔ
Authors: Nguyễn, Thị Pha
Ngô, Thị Mỹ Liên
Keywords: Công nghệ sinh học
Issue Date: 2022
Abstract: Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân lập các dòng vi khuẩn hiện diện trong phòng thí nghiệm gây nhiễm mẫu nuôi cấy mô tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học – Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả đã phân lập được 23 dòng vi khuẩn. Các khuẩn lạc đa số có dạng hình tròn (78,26%), hình thoi (13,04%) và không đều (8,7%). Bề mặt ướt bóng (86,69%), khô nhăn (8,69%), ướt nhăn (4,35%). Về màu sắc rất đa dạng, trắng sữa (8,7%), trắng ngà (21,74%), trắng hồng (21,74%), cam (8,69%), vàng nhạt (17,39%), cam sẫm (4,35%), trắng đục (13,04%) và trắng (4,35%). Xét về độ nổi đa số mô ( 73,91%), lài (26,09%). Đối với dạng bìa nguyên (56,52%), răng cưa (39,13%) và chia thùy (4,35%). Đặc điểm tế bào của vi khuẩn có dạng hình cầu và hình que với dạng liên kết đơn, đôi và liên kết chuỗi. Kết quả khảo sát khả năng chịu NaCl ở 3 n ồng độ muối có 22 dòng vi khuẩn có khả năng sinh trưởng và phát triển. Kết quả khảo sát khả năng kháng kháng sinh (Tetracycline, Amoxcillin, Ampicillin) cho thấy có 21 dòng vi khuẩn có khả năng kháng kháng sinh. Kết quả khảo sát đa dạng di truyền của 23 dòng vi khuẩn phân lập được phân tích vùng 16S rDNA bằng cặp mồi tổng 27F và 1495R, sản phẩm PCR được phân cắt bởi 2 loại enzyme cắt giới hạn (RE) là EcoRI và SmaI cho kết quả đa hình. Kết quả phân nhóm bằng phần mềm NTSYSpc 2.1 cho thấy 23 dòng vi khuẩn được chia làm 5 nhóm ở mức khác biệt 71%. Từ khóa: Kháng kháng sinh, khả năng chịu NaCl, enzyme cắt giới hạn, sự đa hình, vùng gen 16S rDNA.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/84111
Appears in Collections:Viện NC & Phát triển Công nghệ Sinh học

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
2.74 MBAdobe PDF
Your IP: 18.222.168.73


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.