Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/84209
Nhan đề: | KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ỨC CHẾ, VI KHUẨN Vibrio spp. CỦA , THỰC KHUẨN THỂ TT1H KẾT HỢP , CAO CHIẾT LỰU (Punica granatum L.) |
Tác giả: | Trương, Thị Bích Vân Nguyễn, Thị Phương Uyên Lê, Hoàng bảo Ngọc |
Từ khoá: | Công nghệ sinh học |
Năm xuất bản: | 2022 |
Tóm tắt: | Các dòng Vibrio hiện nay đang là nguyên nhân gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản nước ta. Trong đó, Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm (AHPND), Vibrio vulnificus gây bệnh đỏ thân ở tôm sú , bệnh phân trắng,… không những vậy Vibrio sp. cũng gây ra nhiều bệnh nguy hiểm trên người. Tuy nhiên, kháng sinh là hướng điều trị phổ biến hiện nay nhưng việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh. Do đó, việc sử dụng các sản phẩm điều trị bằng thảo dược đang là hướng nghiên cứu ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, cao chiết lựu và thực khuẩn thể TT1H được sử dụng nhằm tăng hiệu quả điều trị và hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh, đó cũng là một giải pháp an toàn sinh học mà các nhà khoa học đang muốn hướng đến. Các thí nghiệm cho kết quả khá hiệu quả với dòng Vibrio parahaemolyticus NBRC 12711 và Vibrio vulnifucus. Cao chiết lựu và cao chiết lựu kết hợp thực khẩn thể TT1H trên môi trường TSA ở phương pháp nhỏ giọt ghi nhận có sự xuất hiện của vòng kháng khuẩn, với kích thước vòng từ bằng hoặc lớn hơn ở nghiệm thức kháng sinh, ở nghiệm thức kháng sinh vòng kháng có đường kính trung bình khoảng 10 (mm), trong khi đó ở 2 nghiệm thức có bổ sung cao chiết lựu và cao chiết lựu kết hợp thực khuẩn thể có kích thước đường kính trung bình lần lượt là 12,67 và 14,33 (mm). Ngoài ra, ở thí nghiệm bằng phương pháp trải đếm, cao chiết lựu cho tỷ lệ khuẩn lạc vỡ khoảng 40,73% và thực khuẩn thể TT1H cho tỷ lệ khuẩn lạc vỡ khoảng 42,64% đối vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus NBRC 12711. Khuẩn lạc ở tất cả các nghiệm thức có bổ sung cao chiết lựu và thực khuẩn thể TT1H đều cho kích thước khuẩn lạc giảm từ 1,8 đến 3,2 lần so với nghiệm thức đối chứng. Đồng thời, sự phá vỡ tế bào ở Vibrio vulnificus cũng được ghi nhận ở thí nghiệm nhuộm Gram, các tế bào vỡ tạo thành vệt loang màu hồng nhạt quan sát được dưới kính hiển vi ở vật kính 100X. Bên cạnh đó, kết quả PCR và giải trình tự của vi khuẩn Vibrio vulnificus ở nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức có kết hợp thực khuẩn thể TT1H ghi nhận kết quả không bị nhiễu và có bốn vị trí cho thấy sự khác biệt. Từ khóa: Vibrio parahaemolyticus NBRC 12711, Vibrio vulnificus, cao chiết lựu, thực khuẩn thể. |
Định danh: | https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/84209 |
Bộ sưu tập: | Viện NC & Phát triển Công nghệ Sinh học |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
_file_ Giới hạn truy cập | 3.02 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 3.145.59.167 |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.