Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/84216
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn, Đắc Khoa-
dc.contributor.authorNguyễn, Thùy Kim Thanh-
dc.contributor.otherTrương, Văn Xạ-
dc.date.accessioned2022-12-08T08:53:47Z-
dc.date.available2022-12-08T08:53:47Z-
dc.date.issued2022-
dc.identifier.urihttps://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/84216-
dc.description.abstractBệnh cháy bìa lá do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae (Xoo) gây ra là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất lúa và gây thiệt hại lớn về kinh tế đối với các quốc gia trồng lúa trên thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Á. Đề tài được thực hiện nhằm khảo sát hiệu quả giảm chiều dài vết bệnh và cơ chế kích thích tính kháng bệnh (kích kháng) liên quan đến enzyme phenylalanine ammonia-lyase, enzyme peroxidase, enzyme catalase, enzyme polyphenol oxidase của dịch trích lá Sống đời (Kalanchoe pinnata) bằng biện pháp ngâm kết hợp phun qua lá đối với bệnh cháy bìa lá lúa. Hiệu quả của biện pháp kết hợp ngâm và phun được đánh giá dựa trên khả năng hạn chế sự phát triển chiều dài vết bệnh khi xử lý ngâm hạt lúa bằng dịch trích lá Sống đời ở các nồng độ 0,5%; 1% và 2% (trọng lượng/thể tích) trong 24 giờ trước khi gieo kết hợp với phương pháp phun qua lá tại các nồng độ 1%, 2% và 3% tại 2 thời điểm 7 và 14 ngày trước chủng bệnh. Kết quả cho thấy nghiệm thức ngâm 0,5% kết hợp phun 3% giúp hạn chế chiều dài vết bệnh tốt nhất trong điều kiện nhà lưới, tiết kiệm nguyên liệu và duy trì hiệu quả đến 21 ngày sau chủng bệnh. Về khía cạnh sinh hóa, khi hạt lúa được ngâm trong dịch trích lá Sống đời nồng độ 0,5% kết hợp phun dịch trích Sống đời 1% và cây lúa được chủng bệnh ở giai đoạn 45 ngày sau khi gieo, là nghiệm thức bắt đầu cho hiệu quả giảm bênh khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng âm. Hoạt tính của 3 trong số 4 enzyme có liên quan đến tính kháng vi khuẩn Xoo (peroxidase, catalase, polyphenol oxidase và phenylalanine ammonia lyase) gia tăng khi cây lúa được xử lý với dịch trích này. Trong đó, hoạt tính của các enzyme peroxidase, catalase và polyphenol oxidase tăng khi được xử lý với dịch trích nhưng càng tăng mạnh hơn với sự có mặt của mầm bệnh. Hoạt tính của enzyme phenylalanine ammonia lyase không được thể hiện rõ trong khảo sát này. Từ khóa: cháy bìa lá lúa, Kalanchoe pinnata, kích kháng, enzyme, Xanthomonas oryzae pv. oryzaevi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectCông nghệ sinh họcvi_VN
dc.titleKHẢO SÁT HIỆU QUẢ GIẢM BỆNH VÀ , CƠ CHẾ KÍCH THÍCH TÍNH KHÁNG BỆNH CHÁY BÌA LÁ LÚA CỦA DỊCH TRÍCH LÁ SỐNG ĐỜI , BẰNG BIỆN PHÁP NGÂM HẠT KẾT HỢP PHUN QUA LÁvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Viện NC & Phát triển Công nghệ Sinh học

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
2.6 MBAdobe PDF
Your IP: 18.216.161.178


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.