Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/84320
Nhan đề: NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITRO, CÂY LAN CẨM CÙ (Hoya Kerrii)
Tác giả: Nguyễn, Thị Pha
Trần, Thanh Phú
Từ khoá: Công nghệ sinh học
Năm xuất bản: 2022
Tóm tắt: Lan Cẩm Cù (Hoya Kerrii) lá hình tim có ý nghĩa may mắn, hạnh phúc nên được xem là món quà giàu ý nghĩa và có giá trị kinh tế cao. Việc bảo tồn chủ yếu dựa vào gieo hạt khi quả già, giâm thân đã có rễ vào đất nhưng hiệu quả chưa cao do cây ít khi tạo quả hay do thời tiết bất lợi. Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu nhân giống in vitro cây lan Cẩm Cù (Hoya Kerrii)” được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của thành phần môi trường nuôi cấy như môi trường khoáng, nồng độ chất điều hòa sinh trưởng, chất hữu cơ không xác định đến sự sinh trưởng phát triển của lan Cẩm Cù và tỷ lệ sống sau khi đã thuần dưỡng ở các loại giá thể trong nhà lưới. Kết quả cho thấy môi trường khoáng MS bổ sung 1 mg/L IBA + 3,5 mg/L BAP (20 ngày) phát sinh 6-7 chồi/mẫu, 10-11 lá/mẫu, cây cao 4,98 cm. Nồng độ 1 mg/L IBA + 3,5 mg/L BAP (20 ngày) cho 7-8 chồi/mẫu, cây cao 4,49 cm. Trong các chất hữu cơ không xác định (20 ngày) số chồi nhiều nhất ở môi trường khoai tây 3-4 chồi/mẫu, chiều cao cây dài nhất ở môi trường nước dừa 2,57 cm. Môi trường ½ MS + 0,8 mg/L IAA (30 ngày) cho phát sinh rễ mạnh nhất từ 3-4 rễ/cây, rễ dài 4,7 cm. Tỷ lệ cây sống sau ba tuần thuần dưỡng ở giá thể 90% đất Tribat + 10% phân bò cao nhất là 89%. Từ khóa: in vitro, lan Cẩm Cù, Hoya Kerrii, môi trường khoáng, thuần dưỡng.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/84320
Bộ sưu tập: Viện NC & Phát triển Công nghệ Sinh học

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.06 MBAdobe PDF
Your IP: 3.12.107.31


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.