Please use this identifier to cite or link to this item:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/84473
Title: | Đánh giá chất lượng nước mặt ở các thủy vực tỉnh Cà Mau |
Authors: | Nguyễn, Thanh Giao Huỳnh, Thị Linh Đan Nguyễn, Thị Ngân Kiều |
Keywords: | Quản lý Tài nguyên và Môi trường |
Issue Date: | Dec-2022 |
Publisher: | Trường Đại học Cần Thơ |
Abstract: | Nghiên cứu được thực hiện để tiến hành đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước mặt do ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế - xã hội tại Tỉnh Cà Mau. Số liệu quan trắc năm 2021 được thu thập tại 42 vị trí và 10 chỉ tiêu bao gồm độ mặn, pH, oxy hoà tan (DO), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh hoá (BOD), đạm nitrat (N-NO3-), lân hòa tan (P-PO4 3-), amoni (N-NH4+) và Coliform. Chất lượng môi trường nước mặt đánh giá bằng cách so sánh với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08-MT:2015/BTNMT) cột B1 và chỉ số WQI. Các phương pháp phân tích cụm (Cluster Analysis, CA) được sử dụng để phân nhóm chất lượng nước theo vị trí dựa trên các chỉ tiêu quan trắc theo không gian, phương pháp phân tích thành phần chính (Principal Components Analysis, PCA) được sử dụng để đánh giá kiểu biến động của chất lượng nước tại khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy môi trường nước mặt tỉnh Cà Mau đã ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng và vi sinh. Các thông số TSS, DO, COD, BOD, N-NH4+, P-PO4 3- và Coliform đã vượt giới hạn cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT (Cột B1). Độ muối, pH, NO3- có giá trị vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Kết quả phân tích cụm (CA) cho thấy chất lượng nước được phân thành 4 nhóm và nguồn gây ô nhiễm chủ yếu do DO, TSS, BOD, COD và Coliform. Trong 4 nhóm thì nhóm 3 chịu ảnh hưởng nhiều nguồn ô nhiễm nhất, cụ thể là do Coliform. Từ kết quả PCA cho thấy PC1-PC4 là nguồn chính gây ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt, giải thích 85.3% sự biến động chất lượng nước. Các nguồn phát sinh ô nhiễm có thể là do con người (nước thải sinh hoạt, chất thải từ nông nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, bãi chôn lấp rác), do tự nhiên (chế độ thuỷ văn, nước mưa chảy tràn, xói lở bờ sông). Các chỉ tiêu pH, DO, BOD, COD, TSS, N-NH4+, P-PO4 3- và coliform có tác động đến chất lượng nước mặt tại các thủy vực của tỉnh Cà Mau và cần được tiếp tục quan trắc. Kết quả nghiên cứu cung cấp thông tin quan trọng để xem xét bổ sung hoàn thiện lại hệ thống quan trắc môi trường nước mặt tỉnh Cà Mau. |
Description: | 111 tr. |
URI: | https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/84473 |
Appears in Collections: | Khoa Môi trường & Tài nguyên Thiên nhiên |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ Restricted Access | 1.9 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 18.118.1.63 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.