Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/84906
Nhan đề: Ảnh hưởng của nguồn cá mẹ và độ mặn đến sự phát triển phôi của cá trê vàng (Clarias macrocephalus)
Tác giả: Dương, Thúy Yên
Nguyễn, Thị Thu Thảo
Từ khoá: Nuôi Trồng Thủy Sán
Nuôi Trồng Thủy Sán
Năm xuất bản: 2022
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của nguồn cá mẹ đã được nuôi trong nước lợ và điều kiện ấp trong độ mặn lên sự phát triển phôi và cá bột cá trê vàng. Cá mẹ nuôi ở độ mặn 0, 4 và 8‰ được cho sinh sản vời cùng nguồn cá đực. Trứng thụ tinh được ấp ở mức độ mặn 0, 2, 4, 6 và 8‰. Kết quả cho thấy thời gian phát triển phôi kéo dài khi độ mặn ấp tăng, từ 25 giờ đến 31 giờ. Ở độ mặn 6‰ trở lên, hầu hết phôi cá ngưng phát triển ở giai đoạn phôi dâu. Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở khác biệt có ý nghĩa giữa các mức độ mặn ấp (p<0,05), dao động từ 31,4% đến 48,6% ở độ mặn ấp từ 0 đến 4‰, cao hơn khi ấp ở độ mặn 6‰ và 8‰ (2,1 đến 6,8%). Tỷ lệ nở đạt từ 42,3% đến 63,1% ấp ở độ mặn 0 và 2‰, tỷ lệ nở giảm từ độ mặn ấp 4‰. Đường kính trứng (1.594-1.717µm), chiều dài cá bột sau khi nở (4,74 - 4,99 mm) và thể tích noãn hoàng (1,43±0,26 mm3 ) không bị ảnh hưởng bởi độ mặn cá mẹ (p>0,05). Sau 48 giờ, hiều dài cá bột đạt 6,29 - 6,75 mm và mức độ sử dụng noãn hoàng giảm 60,1-73,9% so với ban đầu. Tóm lại, phôi cá cá trê vàng phát triển tốt đến độ mặn ấp 2‰ và độ mặn nuôi cá mẹ ảnh hưởng không có ý nghĩa đến sự phát triển phôi và cá bột
Mô tả: 19tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/84906
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
632.42 kBAdobe PDF
Your IP: 3.135.247.237


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.