Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/85624
Nhan đề: Người Ngái ở Việt Nam: Lịch sử, văn hóa và ý thức về bản sắc
Tác giả: Nguyễn, Văn Chính
Từ khoá: Ngái
Hakka
Bản sắc tộc người
Ý thức tộc người
Mơ hồ về bản sắc
Năm xuất bản: 2022
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Dân tộc học;Số 02 .- Tr.03-19
Tóm tắt: Bài viết trình bày những phát hiện mới về người Ngái ở Việt Nam, tập trung vào bản sắc và những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về bản sắc tộc người. Từ góc nhìn lý thuyết, có quan điểm cho rằng bản sắc tộc người như một cấu trúc sinh học có sẵn (thuyết bản thể luận), nhưng cũng có quan điểm ngược lại cho rằng bản sắc là một cấu trúc được kiến tạo (thuyết tình thế luận). Những phát hiện từ nghiên cứu của chúng tôi làm sâu thêm quan điểm cho rằng nhận thức về dân tộc tính nảy sinh trong quá trình tương tác giữa các nhóm dân tộc và bản sắc tộc người cũng linh hoạt và thay đổi khi hoàn cảnh thay đổi. Người Ngái ở Việt Nam (với các nhóm San Ngái và Khách Gia) vốn được coi là các nhóm địa phương của dân tộc Hoa/Hán. Tuy nhiên, việc xem xét tên gọi, lịch sử di trú, đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa của các nhóm này cho thấy họ là một cộng đồng có ít mối liên hệ với dân tộc Hán. Quá trình tương tác tộc người trong lịch sử với Hán tộc và các nhóm tộc người khác ở vùng Hoa Nam (Trung Quốc) và Việt Nam làm cho nhận thức về bản sắc tộc người có sự khác biệt giữa các nhóm, phản ánh tình trạng mơ hồ về bản sắc tộc người.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/85624
Bộ sưu tập: Dân tộc học

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
8.84 MBAdobe PDF
Your IP: 3.141.37.10


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.