Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/85652
Nhan đề: Xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia: Tiếp cận từ góc độ chiến lược đối ngoại
Tác giả: Đặng, Cẩm Tú
Vũ, Lê Thái Hoàng
Từ khoá: Thương hiệu quốc gia
Hình ảnh
Bản sắc
Chiến lược
Năm xuất bản: 2021
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế;Số 03 .- Tr.33-54
Tóm tắt: Trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây, thương hiệu quốc gia và việc xây dựng, quảng bá thương hiệu quốc gia ngày càng được quan tâm và trở thành một ưu tiên được nhiều nước trên thế giới chú trọng, đầu tư bài bản. Khởi phát từ lĩnh vực kinh tế thương mại, khái niệm thương hiệu quốc gia hiện nay đã phát triển với nội hàm mở rộng gồm tổng hòa các thành tố kinh tế và phi kinh tế như uy tín và chất lượng sản phẩm, dịch vụ quốc gia, tiềm năng kinh tế và du lịch, hệ thống giá trị, chất lượng cuộc sống, giá trị và bản sắc văn hóa truyền thống, và cao hơn là hình ảnh, bản sắc và vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Để tạo hiệu ứng tổng thể, phục vụ hiệu quả cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, thương hiệu quốc gia còn là một ưu tiên quan trọng trong chiến lược đối ngoại của nhiều quốc gia. Theo đó, việc xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia Việt Nam cần được xác định là một trọng tâm trong chiến lược đối ngoại, lồng ghép trong chiến lược phát triển tổng thể của quốc gia nhằm nâng cao và quảng bá hình ảnh và uy tín của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện, hiện thực hóa khát vọng và mục tiêu phát triển đất nước từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 như Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/85652
ISSN: 1859-0608
Bộ sưu tập: Nghiên cứu Quốc tế

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
6.75 MBAdobe PDF
Your IP: 3.21.244.137


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.