Please use this identifier to cite or link to this item:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/86928
Title: | Ảnh hưởng than sinh học từ lõi bắp và xương gia súc đến tính chất hóa lý, dạng linh động Cd trong đất và sự sinh trưởng của cây cải xanh (Brassica juncea). |
Authors: | Ngô, Kim Liên Đoàn, Thị Quỳnh Đào |
Keywords: | Hóa học |
Issue Date: | 2023 |
Publisher: | Đại học Cần Thơ |
Abstract: | Tái sử dụng các nguồn phế phẩm, phụ phẩm như lõi bắp và xương gia súc (trâu, bò) có thể được dùng để tổng hợp than sinh học bằng phương pháp nhiệt phân nhiệt phân. Than sinh học có nguồn gốc từ lõi bắp và xương gia súc (CCB) như một vật liệu đầy hứa hẹn để cố định kim loại trong đất bị ô nhiễm vẫn chưa được khám phá đầy đủ. Trong nghiên cứu này, thí nghiệm được thiết kế với 2 hàm lượng Cd trong đất và 3 tỷ lệ than. Trong đó, đất ô nhiễm Cd hàm lượng thấp L (5 mg/kg) và đất ô nhiễm Cd hàm lượng cao H (27 mg/kg). Sau đó tiến hành trộn than CCB vào đất ô nhiễm kim loại Cd. Sau 2 tháng, một phần nhỏ đất được nghiền, sàng qua rây 2 mm, bảo quản trong bọc polyetylene để tiến hành phân tích các chỉ tiêu hóa lý và dạng linh động Cd, phần còn lại được dùng để thực hiện bioassay với cây cải xanh. Đề tài “Ảnh hưởng than sinh học từ lõi bắp và xương gia súc đến tính chất hóa lý, dạng linh động Cd trong đất và sự sinh trưởng của cây cải xanh (Brassica juncea)” đã chứng minh được than CCB cải thiện được dinh dưỡng trong đất, cố định được kim loại Cd trong đất và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây cải xanh. Kết quả như sau: Các tính chất vật lý của đất như pH, EC, OM, P tổng số, P dễ tiêu trong đất sau xử lý bằng than CCB đều tăng ở cả hai tỷ lệ than 2,5 và 5%. Nhìn chung, các đặc tính của đất đều tăng theo liều lượng than trộn vào và kết quả có ý nghĩa thống kê. Với tỷ lệ than ứng dụng 5% cải thiện tình trạng đất tốt nhất. Cụ thể, pH đất tăng lên 1 đơn vị, EC đất tăng 33%, OM đất tăng lên lần lượt 57% và 64%, P tổng số tăng lần lượt gấp 5 và 6 lần so với đất chưa xử lý L và H. Hàm lượng P dễ tiêu cao nhất ở tỷ lệ than 2,5% tăng lên lần lượt 17% và 59% so với đất chưa xử lý L và H. Hàm lượng Cd linh động trong đất đều giảm dần ở cả hai tỷ lệ than là 2,5% và 5%. Hàm lượng Cd linh động giảm dần theo liều lượng than trộn vào và kết quả mang ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, tỷ lệ than 5% xử lý ô nhiễm Cd tốt nhất. Than CCB làm giảm đáng kể lượng Cd linh động trong đất, giảm lần lượt là 40% và 51% so với đất chưa xử lý L và H. Bên cạnh đó, than sinh học CCB cũng đã làm cải thiện khả năng sinh trưởng của cây cải xanh trên đất ô nhiễm Cd. Với tỷ lệ than CCB 2,5% thì cây trồng được cải thiện tốt nhất. Cụ thể, chiều dài thân của cây tăng lên lần lượt là 16% và 24,7%; trọng lượng tươi rễ của cây tăng 5%; trọng lượng tươi thân của cây tăng lần lượt là 23,7% và 42%; diện tích lá của cây tăng lần lượt là 22,6% và 13% so với đất chưa xử lý L và H. |
Description: | 69 tr. |
URI: | https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/86928 |
Appears in Collections: | Khoa Khoa học Tự nhiên |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ Restricted Access | 2.17 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 3.144.227.73 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.