Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/86934
Nhan đề: Ảnh hưởng acid béo mạch ngắn lên tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá điêu hồng (Oreochromis. spp)
Tác giả: Hứa, Thái Nhân
Trần, Ngọc Ngà
Từ khoá: Nuôi Trồng Thuỷ Sản
Năm xuất bản: 2022
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định hàm lượng acid béo mạch ngắn (SCFAs) với thành phần chính là fumaric acid (FA, 16%) thích hợp cho tăng trưởng và tỷ lệ sống của điêu hồng (Oreochromis spp). Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức thức ăn có bổ sung hàm lượng fumaric acid 0 (đối chứng); 0,3; 1,5 g/kg thức ăn với 4 lần lặp lại ở mỗi nghiệm thức. Mật độ cá 40 con/m2 (90 con/vèo). Sau 12 tuần thí nghiệm, kết quả cho thấy các chỉ tiêu về nhiệt độ, pH và DO, TAN và NO2-N đều nằm trong khoảng phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của cá. Tỷ lệ sống giảm dần theo sự gia tăng hàm lượng fumaric acid cao nhất ở NT đối chứng (95,37%) nhưng khác biệt không có ý nghĩa thông kê (p>0,05) so với 2 nghiệm thức bổ xung fumaric acid. Tăng trưởng tăng dần qua từng nghiệm thức cao nhất ở NT-1.5 với hàm lượng 1,5g fumaric acid trong kg thức ăn (120,62g/con) nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với 2 nghiệm thức còn lại. FCR thấp nhất là ở NT-1.5, tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. Kết quả thí nghiệm cho thấy cá điêu hồng được cho ăn thức ăn không bổ sung fumaric acid cho kết quả tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
Mô tả: 15tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/86934
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
737.07 kBAdobe PDF
Your IP: 13.58.205.159


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.