Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/86937
Nhan đề: Ảnh hưởng của độ mặn và pH thấp lên khả năng điều hoà áp suất thẩm thấu và ion của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) chịu mặn
Tác giả: Nguyễn, Thanh Phương
Phan, Trường Thái
Từ khoá: Nuôi Trồng Thuỷ Sản
Năm xuất bản: 2022
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của nước phèn ở các mức pH khác nhau kết hợp với độ mặn lên một số chỉ tiêu sinh lý của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giống chịu mặn. Cá tra được bố trí ngẫu nhiên với 9 nghiệm thức bao gồm 3 mức pH (5,5; 6,5 và 7,5) kết hợp với 3 mức độ mặn (3‰, 6‰ và 9‰) lên các chỉ tiêu áp suất thẩm thấu (ASTT), glucose, Na+ và Cl- . Sau 14 ngày thí nghiệm có sự tương tác giữa pH và độ mặn lên các chỉ tiêu sinh lý của cá. ASTT tăng dần theo pH và độ mặn và chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở thời điểm 6h và ngày 1. Tương tự, ion Clcũng tăng theo độ mặn từ 3 đến 9‰ nhưng trong cùng độ mặn khi pH thấp sẽ làm giảm nồng độ Cltrong máu cá. Nồng độ Na+ cũng tăng có ý nghĩa khi độ mặn tăng và sự tương tác giữa pH và độ mặn xảy ra ở tất cả các lần thu mẫu. Riêng đối với glucose thì không có sự tương tác giữa pH và độ mặn. Tác động riêng lẻ của từng nhân tố cũng cho thấy hàm lượng glucose tăng có ý nghĩa ở pH thấp (pH 5,5) và độ mặn cao (9‰). Sau 14 ngày thí nghiệm, hàm lượng glucose và nồng độ Cl- dần phục hồi và không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức. Bên cạnh đó, ASTT và nồng độ Na+ còn bị ảnh hưởng bởi độ mặn 9‰ và pH 5,5 vẫn có sự khác biệt có ý nghĩa ở ngày 14.
Mô tả: 20tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/86937
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
813.19 kBAdobe PDF
Your IP: 18.219.40.177


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.