Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/87251
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorTrần, Khắc Qui-
dc.contributor.authorNguyễn, Quốc Thanh B1902811-
dc.date.accessioned2023-05-29T03:59:22Z-
dc.date.available2023-05-29T03:59:22Z-
dc.date.issued2023-
dc.identifier.urihttps://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/87251-
dc.description66 trvi_VN
dc.description.abstractĐề tài luận văn trình bày lý luận chung về tài sản chung của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong chế độ tài sản theo luật định, chỉ ra một số bất cập trong quy định của pháp luật và những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về chia tài sản chung. Luận văn bao gồm: Phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và nội dung. Phần nội dung thì có ba chương: Chương 1: Khái quát về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Chương 2: Quy định pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn Chương 3: Thực tiễn về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn và kiến nghị hoàn thiện. Qua quá trình nghiên cứu luận văn, người viết có tìm ra một số bất cập. Bất cập về công sức đóng góp theo quy định tại Điểm b, Khoản 4, Điều 7 TTLT 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP. Người viết có đề xuất Điểm b, Khoản 4, Điều 7 TTLT 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP cần bổ sung cách tính công sức đóng góp tài sản riêng của vợ, chồng vào khối tài sản chung như sau: Trong trường hợp vợ, chồng dùng tài sản riêng sửa chữa, thay đổi nhỏ tài sản chung. Tại thời điểm ly hôn, tài sản chung phải hoàn trả cho tài sản riêng phần giá trị tại thời điểm đóng góp, khi đó, giá trị đóng góp của tài sản riêng trong khối tài sản chung được tính như sau: Nếu giá trị tài sản chung giảm so với thời điểm đóng góp bao nhiêu phần trăm, thì giá trị tài sản riêng tại thời điểm đóng góp cũng sẽ giảm bấy nhiêu phần trăm; Nếu giá trị tài sản chung không thay đổi so với thời điểm đóng góp, thì giá trị tài sản riêng cũng không thay đổi; Nếu giá trị tài sản chung tăng so với thời điểm đóng góp bao nhiêu phần trăm, thì giá trị tài sản riêng tại thời điểm đóng góp cũng sẽ tăng bấy nhiêu phần trăm. Trong trường hợp vợ, chồng dùng tài sản riêng sửa chữa, thay đổi lớn tài sản chung, thì áp dụng quy tắc tam suất để tính công sức đóng góp của tài sản riêng trong khối tài sản chung. Bất cập khi đánh giá yếu tố lỗi của mỗi bên vợ chồng Trong thực tiễn xét xử các vụ án ly hôn có yếu tố phân chia tài sản chung, một số trường hợp các đương sự đều thừa nhận lỗi trong vi phạm quyền, nghĩa vụ vợ chồng và đây là một trong những nguyên do dẫn đến ly hôn. Người viết có đề xuất cần sớm bổ sung quy định về hành vi làm tiêu hao tài sản chung của mỗi bên vợ, chồng tại điểm b khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Nếu trong trường hợp mức độ tổn thất do hành vi làm tiêu hao tài sản ít hơn hoặc bằng mức độ đóng góp trong việc tạo lập tài sản chung thì luật có thể tính bù trừ vào khối tài sản của bên thực hiện hành vi khi chia tài sản chung để đảm bảo công bằng cho bên còn lại trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectLuật Tư Phápvi_VN
dc.titlePháp luật chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiệnvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Khoa Luật

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
6.25 MBAdobe PDF
Your IP: 3.145.40.234


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.