Please use this identifier to cite or link to this item:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/8771
Title: | Phân tích hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả tài chính của mô hình sản xuất rau tại Thành Phố Long Xuyên tỉnh An Giang |
Authors: | Cao, Quốc Nam Nguyễn, La Thị Ngọc Thư |
Keywords: | Phát triển Nông thôn |
Issue Date: | 2018 |
Publisher: | Trường ĐHCT |
Abstract: | Đề tài “Phân tích hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả tài chính của mô hình canh tác rau tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang” được thực hiện từ tháng 08/2017 đến tháng 12/2018. Số liệu nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp điều tra phỏng vấn ngẫu nhiên 30 nông hộ áp dụng mô hình canh tác rau trong năm 2017 tại xã Mỹ Hòa Hưng, xã Mỹ Khánh và phường Mỹ Thạnh thành phố Long Xuyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, số vụ rau trong một năm canh tác trung bình là 8 vụ/năm/hộ, với nhiều loại rau được trồng/hộ. Phân hóa học và phân hữu cơ được sử dụng trong canh tác rau. Số lần phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trung bình là 1,9 lần/vụ/ 25-45 ngày. Có 30% nông dân áp dụng cả 2 loại thuốc sinh học và hóa học để phòng trừ sâu bệnh cho rau. Bên cạnh đó có đến 53,3% nông dân chỉ sử dụng thuốc hóa học và 10,0% chỉ sử dụng thuốc sinh học. Năng suất thu hoạch của tổng các loại rau trung bình là 111.461 (kg/ha/năm), với tổng chi phí sản xuất trung bình là 411,8 triệu đồng/ha/năm. Trong đó biến phí chiếm 98,0%. Chi phí lao động gia đình (LĐGĐ) chiếm nhiều nhất là 256,6 triệu đồng/ha/năm, tiếp đến chi phí phân bón là 36,6 triệu đồng/ha/năm và thuốc BVTV là 30,3 triệu đồng/ha/năm. Lợi nhuận ròng trung bình là 401,8 triệu đồng/ha/năm và lợi nhuận không kể LĐGĐ trung bình là 756,3 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, có 20,0% tổng số hộ điều tra sản xuất rau không có lời. Có 68,3% hộ sản xuất rau có tỷ suất lợi nhuận cao hơn 0,50. Kết quả phân tích hồi qui tuyến tính bội cho thấy lợi nhuận trong canh tác rau tăng khi nông dân tham gia tổ chức sản xuất và tăng lượng phân hữu cơ, trong khi đó các hộ canh tác có áp dụng quy trình sản xuất rau an toàn, tăng chi phí phân bón và việc tham gia tập huấn kỹ thuật làm giảm lợi nhuận trong canh tác rau. Các trở ngại khó khăn mà nông dân sản xuất rau tại địa bàn nghiên cứu thường gặp là thiếu vốn đầu tư sản xuất, giá bán rau không ổn định, thương lái ép giá, thời tiết thất thường,…. Một số giải pháp được đề xuất: tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật liên quan đến quy trình sản xuất rau, cách sử dụng phân bón hiệu quả hơn; khuyến khích nông dân tham gia các tổ hợp tác và hợp tác xã sản xuất rau để dễ dàng tìm thị trường đầu ra ổn định cho sản phẩm rau. |
Description: | 71tr |
URI: | http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/8771 |
ISSN: | B1510589 |
Appears in Collections: | Khoa Phát triển Nông thôn |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ Restricted Access | 1.62 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 3.16.130.96 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.