Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/88463
Nhan đề: Nghiên cứu đa dạng hệ thực vật bậc cao trong vùng sinh thái ngập mặn ở huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang
Tác giả: Đặng, Minh Quân
Thạch, Thị Thúy Hằng
Từ khoá: Sư phạm Sinh
Năm xuất bản: 2023
Nhà xuất bản: Trường Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Đề tài “Nghiên cứu đa dạng hệ thực vật bậc cao trong vùng sinh thái ngập mặn ở huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang” được thực hiện từ tháng 10/2022 đến tháng 05/2023 trên tuyến nghiên cứu đi qua 4 xã ven biển là Gia Thuận, Kiểng Phước, Tân Điền và Tân Thành trong 5 sinh cảnh đặc trưng tại vùng nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá được mức độ đa dạng của hệ thực vật bậc cao tại đây, làm cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát triển đa dạng hệ thực vật bậc cao trong vùng sinh thái ngập mặn tại huyện Gò Công Đông, Tỉnh Tiền Giang. Bằng phương pháp điều tra thực địa theo tuyến và theo sinh cảnh, thu thập và phân loại mẫu cây, đề tài đã lập được bảng danh lục các loài thực vật bậc cao trong vừng sinh thái ngập mặn ở huyện Gò Công Đông gồm 206 loài thuộc 172 chi của 73 họ trong 2 ngành thực vật, trong đó có 147 loài mọc tự nhiên, 50 loài được gây trồng và 9 loài vừa được gây trồng vừa mọc tự nhiên. Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) chiếm ưu thế với 201 loài chiếm 97,57% tổng số loài. Dạng sống chủ yếu là thân cỏ chiếm tỉ lệ 40,58%. Tài nguyên cây có giá trị sử dụng và cây nguy cấp cũng được xác định với 387 lượt giá trị sử dụng, trong đó nhóm cây làm thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất tới 49,10%. Có 01 loài có tên trong “Sách đỏ Việt Nam” (2007)là Thứ mạt (Chùm lé) (Azima sarmentosa) được xếp vào nhóm EN (nguy cấp).
Mô tả: 100 tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/88463
Bộ sưu tập: Khoa Sư phạm

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
16.89 MBAdobe PDF
Your IP: 3.143.17.175


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.