Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/88566
Nhan đề: | Đánh giá độc tính của ammonia và nitrite lên tỉ lệ sống của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở giai đoạn giống |
Tác giả: | Phan, Thị Cẩm Tú Lê, Hải Thế Anh |
Từ khoá: | Nuôi Trồng Thuỷ Sản |
Năm xuất bản: | 2023 |
Nhà xuất bản: | Trường Đại Học Cần Thơ |
Tóm tắt: | Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của độc tính ammonia và nitrite lên tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở giai đoạn giống trong điều kiện phòng thí nghiệm. Nghiên cứu bao gồm 3 thí nghiệm: (i) Tôm thẻ chân trắng được tiếp xúc với các nồng độ của tổng đạm amon (TAN) khác nhau (0, 5, 10, 15, 20, 30 và 40 mg/L); (ii) hoặc các nồng độ nitrite khác nhau (0, 5, 10 , 20, 30, 40 và 50 mg/L) và (iii) khả năng chịu đựng của tôm thẻ chân trắng ở các độ mặn khác nhau (4, 6, 8 và 10‰) dưới nồng độ TAN hoặc nitrite cao (5 mg/L). Kết quả của các thí nghiệm cho thấy tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng giảm đáng kể khi tiếp xúc với nồng độ TAN hoặc nitite càng cao trong 96 giờ thí nghiệm. Các nồng độ gây chết 50% (LC50) ở độ mặn 10‰ trong 24, 48, 72 và 96 h của TAN lần lượt là 45,5; 30,1; 13,8 và 6,3 mg/L; và giá trị LC50 của của nitrite trong 24, 48, 72 và 96 giờ lần lượt được ghi nhận là 37,6; 16,7; 8,8 và 4,8 mg/L. Tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng ở 4‰ và 6‰ thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với tôm được nuôi ở độ mặn 10‰ sau 72 giờ hay 96 giờ tiếp xúc, và tôm thẻ chân trắng có khả năng chịu đựng độc tính của TAN cao hơn độc tính nitrite. Trong điều kiện độ mặn thấp, cả TAN và nitrite đều thể hiện độc tính cao hơn. |
Mô tả: | 16tr. |
Định danh: | https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/88566 |
Bộ sưu tập: | Trường Thủy sản |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
_file_ Giới hạn truy cập | 832.84 kB | Adobe PDF | ||
Your IP: 18.221.161.43 |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.