Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/88681
Nhan đề: | Ảnh hưởng của mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống trong ương giống tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) theo công nghệ biofloc |
Tác giả: | Châu, Tài Tảo Nguyễn, Vũ Luân |
Từ khoá: | Nuôi Trồng Thuỷ Sản |
Năm xuất bản: | 2023 |
Nhà xuất bản: | Trường Đại Học Cần Thơ |
Tóm tắt: | Nghiên cứu nhằm tìm ra ảnh hưởng của mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong quá trình ương giống theo công nghệ bio-floc. Nghiên cứu gồm 5 nghiệm thức ở các mật độ khác nhau là (i) 2.000 con/m³, (ii) 2.500 con/m³, (iii) 3.000 con/m³, (iv) 3.500 con/m³ và (v) 4.000 con/m³. Tôm giống có khối lượng 0,015 g/con được bố trí trên các bể composite có thể tích 0,25 m3 , độ mặn 15 ‰, thời gian ương là 21 ngày, sử dụng rỉ đường để tạo biofloc với tỉ lệ C/N =12. Kết quả nghiên cứu cho thấy thể tích bio-floc dao động từ 1,11 ml/L đến 2,83ml/L khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa các nghiệm thức 2.000 và 2.500 con/m3 . Sau 21 ngày nuôi ở nghiệm thức 1 tôm có chiều dài (4,02 ± 0,37mm) và trọng lượng (0,46 ± 0,005 g) cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức khác. Tỷ lệ sống thấp nhất ở nghiệm thức 5 (93,2±0,47%) khác biệt không có ý nghĩa thống kê(p>0.05) với nghiệm thức 4 và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại Nghiệm thức 1 có tỷ lệ sống của tôm cao nhất (96,26±0,92%). Kết quả cho thấy ương giống tôm thẻ chân trắng theo công nghệ bio-floc ở mật độ 2.000 con/m3 được xem là tốt nhất. |
Mô tả: | 13tr. |
Định danh: | https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/88681 |
Bộ sưu tập: | Trường Thủy sản |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
_file_ Giới hạn truy cập | 876.95 kB | Adobe PDF | ||
Your IP: 18.219.81.129 |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.