Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/88706
Nhan đề: Nghiên cứu sự phát triển của tảo từ nguồn nước thải nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaus vannamei) thâm canh khác nhau
Tác giả: Nguyễn, Văn Hoà
Lê, Thanh Liêm
Từ khoá: Nuôi Trồng Thuỷ Sản
Năm xuất bản: 2023
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu ảnh hưởng của nước thải nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) khác nhau thông qua màu nước tại khu nuôi tôm Trại Thực Nghiệm Đại học Cần Thơ- Vĩnh Châu -Sóc Trăng. Nhầm tìm ra màu nước có mật độ tảo thích hợp nhất để sử dụng nuôi sinh khối Artemia. Nước thải sử dụng trong nghiên cứu được thu ở ao tôm nuôi 65 ngày, tôm nuôi bằng thức ăn công nghiệp (30% đạm) và tỉ lệ cho ăn: 4-5%/ngày theo trọng lượng thân, độ mặn 23%O. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức: Xanh vỏ đậu (XVĐ); Xanh đậm (XĐ); Nâu-trà (NT), bố trí lặp lại 3 lần và hoàn toàn ngẫu nghiên, có thể tích 50L, chế độ sục khí 12h/ngày (6am-6pm), thời gian thí nghiệm 10 ngày. Kết quả chỉ ra có 6-11 loài tảo xuất hiện ở các nghiệm thức trong đó, tảo lục (Nannochloropsis) chiếm ưu thế (89,4- 92,2%) ở nghiệm thức XVĐ và XĐ. Mật độ tảo trung bình trong các nghiệm thức biến động rất lớn theo thời gian và dao động từ 18.300-1.462.333 tb/mL. Mật độ tảo không có khác biệt thống kê (p>0,05) ở nghiệm thức XVĐ và XĐ.Riêng nghiệm thức XVĐ, XĐ với NT thì có khác biệt thống kê (p<0,05). Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nghiệm thức XVĐ và XĐ có mật độ tảo cao và phù hợp để tái sử dụng nuôi sinh khối Artemia.
Mô tả: 15tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/88706
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.09 MBAdobe PDF
Your IP: 3.147.27.154


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.