Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/88708
Nhan đề: Ảnh hưởng của độ mặn lên năng suất sinh khối artemia franciscana nuôi bằng nước thải ao nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh
Tác giả: Nguyễn, Văn Hoà
Nguyễn, Thị Mỹ Diệu
Từ khoá: Nuôi Trồng Thuỷ Sản
Năm xuất bản: 2023
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm tìm ra ảnh hưởng của độ mặn lên sinh khối Artemia franciscana nuôi bằng nước thải ao nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh. Nghiên cứu gồm 4 nghiệm thức ở các độ mặn khác nhau là (i) 15‰, (ii) 20‰, (iii) 25‰, (iv) 30‰. Trứng bào xác Artemia được ấp nở sau đó bố trí vào bể 100L ở mật độ 300 cá thể/L, thời gian thực hiện 14 ngày, thức ăn sử dụng nuôi sinh khối Artemia trong nghiên cứu là sử dụng tảo từ nước thải ao nuôi tôm TCT thâm canh. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức độ mặn 30‰ (68,9±4,8%) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) với nghiệm thức 25‰ và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với hai nghiệm thức còn lại (15‰; 20‰). Sức sinh sản ở các nghiệm thức dao động từ 31-45 trứng/con cái, ở nghiệm thức 25‰ và 30‰ cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 15‰ và 20‰. Bên cạnh đó tăng trưởng chiều dài và năng suất của Artemia có xu hướng tăng dần theo độ mặn, tốt nhất ở nghiệm thức 30‰ là 7,29±0,10 mm và 1,49±0,05 kg/m3 khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với các nghiệm thức 15‰; 20‰;25‰.
Mô tả: 15tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/88708
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
894.65 kBAdobe PDF
Your IP: 18.117.91.170


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.