Please use this identifier to cite or link to this item:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/88825
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | LÊ VĂN, DỄ | - |
dc.contributor.author | LÊ NGỌC MAI, HOA | - |
dc.date.accessioned | 2023-07-06T10:24:26Z | - |
dc.date.available | 2023-07-06T10:24:26Z | - |
dc.date.issued | 2023 | - |
dc.identifier.issn | B1808209 | - |
dc.identifier.uri | https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/88825 | - |
dc.description | 57TR | vi_VN |
dc.description.abstract | Ở Việt Nam, bắp là cây trồng hàng năm lớn thứ hai sau gạo về diện tích canh tác (Tổng cục Thống kê năm 2015). Diện tích, năng suất, sản lượng bắp tăng theo từng năm, từ hơn 200 ngàn ha với năng suất 10 tạ/ha năm 1960, đến năm 2017 diện tích đã đạt 1,1 triệu ha với năng suất 46,5 tạ/ha (FAOSTAT, 2018). Có được kết quả này là nhờ ứng dụng ưu thế lai trong chọn tạo giống, năm 1990 các giống bắp sử dụng trong sản xuất là giống thụ phấn tự do, diện tích bắp lai chỉ là 5 ha, nhưng đến năm 2017, các giống bắp lai đã chiếm 95% diện tích trồng bắp cả nước. Tuy nhiên, theo đánh giá của FAOSTAT (2018) năng suất bắp của nước ta so với thế giới còn khá thấp chỉ đạt 80,7% so với trung bình thế giới (57,6 tạ/ha). Theo số liệu thống kê từ Tổng cục hải quan, năm 2018 Việt Nam đã nhập khẩu 10,1 triệu tấn bắp trị giá khoảng 2,1 tỷ USD, tăng 31,03% về lượng và tăng 40,16% về trị giá so với năm 2017. Giá nhập khẩu bắp bình quân là 208,22 USD/tấn, tăng 6,96% so với năm 2017. Như vậy, nhu cầu bắp ở nước ta trong thời gian tới là rất lớn. Theo chiến lược của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2020 sản lượng bắp của Việt Nam cần đạt 8 - 9 triệu tấn/năm để đảm bảo cung cấp đầy đủ cho nhu cầu sử dụng trong nước. Để đáp ứng nhu cầu đó bên cạnh việc mở rộng về diện tích trồng, đẩy mạnh nghiên cứu, sử dụng trong sản xuất các giống có tiềm năng năng suất và khả năng chống chịu tốt, Chính phủ và ngành nông nghiệp cũng có các chính sách phát triển sản xuất đối với cây bắp. 2 Diện tích sản xuất bắp ở nước ta có gần 1,1 triệu ha và sản lượng đạt 4,9 triệu tấn(số liệu bình quân trong giai đoạn 2016-2020) nhưng diện tích và sản lượng trong giai đoạn này có xu hướng liên tục sụt giảm sâu, nguyên nhân chủ yếu là do bắp trong nước khó cạnh tranh so với bắp nhập khẩu, tốc độ giảm bình quân khoảng 4,9%/năm về diện tích và hơn 3,4%/năm về sản lượng (Tổng cục thống kê, 2020). Hiện nay,Việt Nam là quốc gia đứng thứ 10 thế giới và số 1 khu vực Đông Nam Á về sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp, tuy nhiên nguồn nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện nay là chưa đủ, sản lượng bắp trong nước được sản xuất chỉ mới đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tiêu thụ. Cho nên, nước ta vẫn phải nhập khẩu một số lượng bắp rất lớn từ các nước trên thế giới lên đến 70-85% nguyên liệu. Sản lượng nhập khẩu bình quân hơn 9,9 triệu tấn/năm, với giá trị gần 2 tỉ USD (số liệu bình quân trong giai đoạn 2016-2020) và trong giai đoạn này sản lượng nhập khẩu có xu hướng tăng với tốc độ bình quân 10,3%/năm. Trong đó, nhập khẩu bắp lần đầu tiên vượt mốc 12 triệu tấn trong năm 2020 với khoảng 12,07 triệu tấn bắp nhập khẩu về Việt Nam, giá trị gần 2,4 tỉ USD tăng 5% về lượng và 2,8% về giá trị so với năm 2019 (Tổng cục Hải quan, 2020). | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.publisher | Trường Đại Học Cần Thơ | vi_VN |
dc.subject | Phát triển Nông thôn | vi_VN |
dc.title | PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU BẮP CỦA VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2010-2020 | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Khoa Phát triển Nông thôn |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ Restricted Access | 1.77 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 18.220.196.68 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.