Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/88850
Nhan đề: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÁP ỨNG VÀ NHU CẦU ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TỈNH HẬU GIANG
Tác giả: NGUYỄN THÙY, TRANG
PHAN THỊ NGỌC, LAN
Từ khoá: Phát triển Nông thôn
Năm xuất bản: 2023
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Đề tài “Phân tích thực trạng đáp ứng và nhu cầu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang”, được thực hiện nhằm mục đích chính là đề xuất những giải pháp cần thiết cho các doanh nghiệp nâng cao mức độ áp dụng công nghệ. Mục tiêu nghiên cứu là phân tích thực trạng đáp ứng và nhu cầu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao mức độ áp dụng công nghệ và phát triển công nghệ cho các doanh nghiệp trong thời gian tới. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng đáp ứng và nhu cầu đổi mới của các doanh nghiệp. Sử dụng mô hình hồi quy logit nhị phân để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp. Phân tích SWOT để tìm ra được những thuận lợi đạt được cũng như những mặt hạn chế trong quá trình đổi mới công nghệ nhằm mục đích đề xuất giải pháp nâng cao mức độ áp dụng công nghệ cho các doanh nghiệp. Kết quả cho thấy, thực trạng đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp, đa phần các doanh nghiệp thiếu chiến lược về CMCN 4.0 cụ thể, chưa hiểu gì về CMCN 4.0 (chiếm 31,03%) và chưa có chiến lược về CMCN 4.0 (chiếm 62,07%), các doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ tiên tiến của CMCN 4.0 còn thấp do vốn và nguồn lực còn hạn chế hạn chế, ngành nghề kinh doanh không phù hợp, chỉ có 10 doanh nghiệp đã có tổ chức gửi cán bộ tham gia các lớp đào tạo nâng cao kỹ năng cho người lao động (chiếm 34,48%). Nhu cầu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp tương đối thấp cụ thể, có 10 doanh nghiệp có nhu cầu đổi mới công nghệ (chiếm 43,48%) và có 19 doanh nghiệp không có nhu cầu đổi mới công nghệ (chiếm 65,29%) trong tổng số 29 doanh nghiệp được khảo sát. Mô hình logit nhị phân được thực hiện với các biến độc lập là: Nâng cao kỹ năng cho người lao động, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ, hỗ trợ của chính phủ, chi phí R&D, giới tính chủ sở hữu, thời gian hoạt động của doanh nghiệp và lợi nhuận sau thuế. Trong đó, nghiên cứu đã xác định 6 biến ảnh hưởng và có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng đến nhu cầu đổi mới công nghệ là doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ, hỗ trợ của chính phủ, chi phí R&D, giới tính chủ sở hữu và thời gian hoạt động của doanh nghiệp.
Mô tả: 82TR
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/88850
ISSN: B1908836
Bộ sưu tập: Khoa Phát triển Nông thôn

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
4.33 MBAdobe PDF
Your IP: 3.148.112.15


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.