Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/8996
Nhan đề: KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG KHÁNG ACID IN VITRO CỦA CÁC CAO CHIẾT LÁ TRỨNG CÁ (Muntingia calabura L.)
Tác giả: Huỳnh, Anh Duy
Trần, Thị Hoàng Oanh
Từ khoá: Hóa dược
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: Trường Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Cây trứng cá ( Muntingia calabura L.) hay còn gọi là mật sâm, loài duy nhất trong chi Muntingia, thuộc họ Muntingiaceae. Là một loại thực vật có hoa có nguồn gốc ở miền nam Mexico, Caribe, Trung Mỹ và miền tây Nam Mỹ về phía nam của Peruvà Bolivia. Tuy nhiên, cây trứng cá được phân bố khắp Việt Nam do nước ta có khí hậu nhiệt đới, thổ nhưỡng thích hợp và hạt được phát tán nhờ chim và dơi ăn quả. Lá cây trứng cá được thu hái ở thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Mẫu sau khi thu hái được rửa sạch. Phơi mẫu ở nhiệt độ thường, tránh ánh nắng trực tiếp, đến khi mẫu giòn, nghiền nhỏ và tiến hành chiết với Methanol (MeOH), EtOH 96%, EtOH 70%, EtOH 50% và nước. Thu cao MeOH, EtOH 96%, EtOH 70%, EtOH 50% tổng và cao nước. Sau đó lắc phân đoạn từ cao MeOH tổng thu được các cao phân đoạn: Hexane (Hex), Dichloromethane (DC), Ethyl acetate (EA) và phần nước còn lại. Tiến hành định tính thành phần hóa học trong các cao phân đoạn lá Trứng cá, cho thấy lá Trứng cá có chứa: alkaloid, flavonoid, đường khử và steroid-triterpenoid. Tiến hành xác định các thành phần hóa học chủ yếu có trong cao MeOH lá Trứng cá bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS) thu được kết quả: Phenol, 2-methoxy-3-(2-propenyl)- (C10H12O2 ) (27.92%). Ngoài ra có chứa Phytol (23.08%), Silanediol, dimethyl-, diacetate (14.9%), Caryophyllene (3.63%) và Ar-tumerone (1.99%). Khảo sát khả năng trung hòa in vitro bằng phương pháp chuẩn độ theo mô hình của Fordtran của các loại cao chiết lá Trứng cá ở nồng độ 1 mg/mL và 0,5 mg/mL nhận thấy ở cả 2 nồng đồ, cao nước cho hiệu quả trung hòa tốt hơn cao MeOH, cao EtOH 96%, cao EtOH 70% và cao EtOH 50%, đồng thời cao ở nồng độ 1 mg/mL và 0,5 mg/mL cho hiệu quả trung hòa tốt hơn nước cất lần lượt 1,8 lần và 1,38 lần nhưng vẫn thấp hơn các chất chuẩn. Do vậy, cao nước có tiềm năng kháng acid tốt và nước là dung môi phù hợp nhất dùng trong nghiên cứu này.
Mô tả: 56 trang
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/8996
Bộ sưu tập: Khoa Khoa học Tự nhiên

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.78 MBAdobe PDF
Your IP: 18.225.209.250


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.