Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/8996
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorHuỳnh, Anh Duy-
dc.contributor.authorTrần, Thị Hoàng Oanh-
dc.date.accessioned2019-05-31T07:57:10Z-
dc.date.available2019-05-31T07:57:10Z-
dc.date.issued2019-
dc.identifier.urihttp://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/8996-
dc.description56 trangvi_VN
dc.description.abstractCây trứng cá ( Muntingia calabura L.) hay còn gọi là mật sâm, loài duy nhất trong chi Muntingia, thuộc họ Muntingiaceae. Là một loại thực vật có hoa có nguồn gốc ở miền nam Mexico, Caribe, Trung Mỹ và miền tây Nam Mỹ về phía nam của Peruvà Bolivia. Tuy nhiên, cây trứng cá được phân bố khắp Việt Nam do nước ta có khí hậu nhiệt đới, thổ nhưỡng thích hợp và hạt được phát tán nhờ chim và dơi ăn quả. Lá cây trứng cá được thu hái ở thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Mẫu sau khi thu hái được rửa sạch. Phơi mẫu ở nhiệt độ thường, tránh ánh nắng trực tiếp, đến khi mẫu giòn, nghiền nhỏ và tiến hành chiết với Methanol (MeOH), EtOH 96%, EtOH 70%, EtOH 50% và nước. Thu cao MeOH, EtOH 96%, EtOH 70%, EtOH 50% tổng và cao nước. Sau đó lắc phân đoạn từ cao MeOH tổng thu được các cao phân đoạn: Hexane (Hex), Dichloromethane (DC), Ethyl acetate (EA) và phần nước còn lại. Tiến hành định tính thành phần hóa học trong các cao phân đoạn lá Trứng cá, cho thấy lá Trứng cá có chứa: alkaloid, flavonoid, đường khử và steroid-triterpenoid. Tiến hành xác định các thành phần hóa học chủ yếu có trong cao MeOH lá Trứng cá bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS) thu được kết quả: Phenol, 2-methoxy-3-(2-propenyl)- (C10H12O2 ) (27.92%). Ngoài ra có chứa Phytol (23.08%), Silanediol, dimethyl-, diacetate (14.9%), Caryophyllene (3.63%) và Ar-tumerone (1.99%). Khảo sát khả năng trung hòa in vitro bằng phương pháp chuẩn độ theo mô hình của Fordtran của các loại cao chiết lá Trứng cá ở nồng độ 1 mg/mL và 0,5 mg/mL nhận thấy ở cả 2 nồng đồ, cao nước cho hiệu quả trung hòa tốt hơn cao MeOH, cao EtOH 96%, cao EtOH 70% và cao EtOH 50%, đồng thời cao ở nồng độ 1 mg/mL và 0,5 mg/mL cho hiệu quả trung hòa tốt hơn nước cất lần lượt 1,8 lần và 1,38 lần nhưng vẫn thấp hơn các chất chuẩn. Do vậy, cao nước có tiềm năng kháng acid tốt và nước là dung môi phù hợp nhất dùng trong nghiên cứu này.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTrường Đại học Cần Thơvi_VN
dc.subjectHóa dượcvi_VN
dc.titleKHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG KHÁNG ACID IN VITRO CỦA CÁC CAO CHIẾT LÁ TRỨNG CÁ (Muntingia calabura L.)vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Khoa Khoa học Tự nhiên

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
1.78 MBAdobe PDF
Your IP: 3.147.75.117


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.