Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/9001
Nhan đề: Lựa chọn tiết kiệm hay đầu tư trong trạng thái thặng dư cán cân vãng lai tại Việt Nam trong thời gian qua
Tác giả: Nguyễn, Tường Vân
Đặng, Thế Tùng
Trần, Hữu Tuyến
Từ khoá: Tiết kiệm
Đầu tư
Việt Nam
Giá trị thặng dư
Cán cân vãng lai
Năm xuất bản: 2018
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Ngân hàng;Số 12 .- Tr.2-8
Tóm tắt: Từ năm 2011 đến nay, Việt Nam thường xuyên đạt được trạng thái thặng dư cán cân thanh toán tổng thể. Đây có thể được coi là một tín hiệu tích cực cho những nhà hoạch định chính sách bởi việc giảm áp lực vay nợ của Việt Nam đối với phần còn lại của thế giới. Theo lí thuyết, sự chênh lệch trong trạng thái cán cân vãng lai thể hiện sự thay đổi giá trị tài sản có ròng đối với nước ngoài, trạng thái thâm hụt thể hiện sự gia tăng vay nợ quốc tế và ngược lại, trạng thái thặng dư khi tiết kiệm nội địa lớn hơn đầu tư nội địa và phần chênh lệch tiết kiệm dương này có thể được mang đi tài trợ đầu tư ở nước ngoài. Điều đáng lưu ý ở đây là: với các quốc gia đã phát triển, thông thường, trạng thái cán cân thanh toán được duy trì thặng dư, mức tiết kiệm quốc gia được duy trì cao hơn đầu tư và ở các nước đang phát triển, mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững luôn được ưu tiên và trạng thái cán cân vãng lai được duy trì theo hướng ưu tiên đầu tư. Vậy, một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, việc nhiều năm liên tục đạt được trạng thái thặng dư cán cân vãng lai - là điều có lợi hay đi ngược quy luật? Nhóm tác giả muốn thông qua nghiên cứu của mình để tìm được câu trả lời hợp lí cho Việt Nam.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/9001
ISSN: 0866-7462
Bộ sưu tập: Ngân hàng

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_6.87 MBAdobe PDFXem
Your IP: 3.145.84.128


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.