Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/91097
Nhan đề: Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và khả năng sinh sản của ốc đắng (Cipangopaludina chinensis)
Tác giả: Ngô, Thị Thu Thảo
Nguyễn, Thị Ánh
Từ khoá: Nuôi Trồng Thuỷ Sản
Năm xuất bản: 2023
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và khả năng sinh sản của ốc đắng (Cipangopaludina chinensis). Thí nghiêm được tiến hành với 3 nghiệm thức và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần: 1) mật độ25con/m2; 2) mật độ 50 con/m2; 3) mật độ 100 con/m2 . Chiều cao mực nước được duy trì ởmức 20 cm, bể được dùng trong thí nghiệm là bể nhựa có thể tích 80 L (60 cm×30cm). Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 90 ngày nuôi tăng trưởng tương đối về chiềudài vàkhối lượng ở mật độ 25 con/m2 (0,20±0,00%/ngày) và 25 con/ m2 (0,19±0,02%/ngày) cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với mật độ 50 con/m2 và 100 con/m2 . Tỷ lệsốngcủa ốc bố mẹ ở nghiệm thức 25 con/m2 cũng cao hơn 2 nghiệm thức còn lại; tỷ lệ sốngcủa ốc mẹ ở mật độ 25 con/m2 88,89%; 50 con/m2 là 83,33%; 100 con/m2 là73,61%. Khả năng sinh sản của ốc ở mật độ 100 con/m2 cao hơn so với 2 mật độ còn lại, sau 90 ngày nuôi số lượng ốc con đạt 80 con cao gấp 2 lần so với mật độ 25 con/m2 và50con/m2 . Kết quả thí nghiệm cho thấy nuôi ốc đắng ở mật độ 25 con/m2 và 50 con/m2 ốc sinh trưởng và sinh sản tốt nhất.
Mô tả: 16tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/91097
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
502.36 kBAdobe PDF
Your IP: 18.223.170.223


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.