Please use this identifier to cite or link to this item:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/91650
Title: | Ảnh hưởng của than sinh học từ lõi bắp, xương heo và urea đến tính chất hóa lý của đất, dạng linh động Pb trong đất và sự sinh trưởng của cây rau muống (Ipomoea aquatica) |
Authors: | Ngô, Kim Liên Trần, Thị Quế Lâm |
Keywords: | Hóa học |
Issue Date: | 2023 |
Publisher: | Đại học Cần Thơ |
Abstract: | Tình trạng thiếu dưỡng chất và ô nhiễm Pb trong đất đang là vấn đề quan trọng được quan tâm trên toàn cầu. Thực vật được trồng trên đất bị ô nhiễm, tạo điều kiện cho kim loại xâm nhập vào chuỗi thức ăn gây ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe của con người. Để cải thiện tình trạng thiếu dưỡng chất của đất, đồng thời giảm thiểu hàm lượng Pb trong đất và tăng năng suất trồng cây trồng. Thí nghiệm được thực hiện trong chậu với cây rau muống trồng trên đất ô nhiễm Pb được trộn với phân bón hóa học, than sinh học từ lõi bắp và than sinh học từ hỗn hợp từ lõi bắp, xương heo và urea. Các tính chất hóa lý của đất, dạng Pb linh động trong đất, sự sinh trưởng của cây rau muống đã được đánh giá. Kết quả cho thấy than sinh học hỗn hợp từ lõi bắp, xương heo và urea đạt kết quả vượt trội nhất. Cụ thể, đất trộn than sinh học hỗn hợp từ lõi bắp, xương heo và urea có pH tăng lên 18,5%, EC tăng lên 51%, P dễ tiêu tăng 32%, NH4+ tăng 98%, NO3- tăng 73%, Pb linh động trong đất xuống khoảng 55% so với các giá trị đó trong đất không trộn than, đất trộn với than bắp và đất trộn với phân bón hóa học truyền thống. Bên cạnh đó, than sinh học hỗn hợp từ lõi bắp, xương heo và urea giúp cải thiện đáng kể sự sinh trưởng của cây vượt bật. Cụ thể, cây được trồng trên đất trộn than hỗn hợp từ lõi bắp, xương heo và urea có chiều cao thân tăng 22,3%, trọng lượng tươi rễ cây tăng 26,3%, trọng lượng khô rễ tăng 30%, trọng lượng tươi thân cây tăng 66%, trọng lượng khô thân của cây tăng 62,7%, chlorophyll của lá tăng khoảng 41,9%, chiều dài lá tăng 30,76%, chiều rộng của lá tăng 51,69% so với đất không trộn than, đất trộn than sinh học lõi bắp và đất trộn với phân bón hóa học truyền thống. Nhìn chung, những kết quả trên đã chứng minh than sinh học hỗn hợp từ lõi bắp, xương heo và urea đạt hiệu quả cao nhất trong việc cải thiện được dinh dưỡng đất, cố định Pb trong đất và tăng sinh trưởng của cây rau muống. Có thể nói rằng việc sử dụng nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp để tổng hợp than sinh học như vật liệu đầy hứa hẹn để cố định kim loại trong đất ô nhiễm. |
Description: | 70 tr. |
URI: | https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/91650 |
Appears in Collections: | Khoa Khoa học Tự nhiên |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ Restricted Access | 2.51 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 18.223.171.83 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.