Please use this identifier to cite or link to this item:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/9236
Title: | Sự hấp phụ lân của đất trong điều kiện bón giảm phân lân dài hạn trên một số vùng đất trồng lúa ba vụ ở Đồng bằng Sông Cửu Long |
Authors: | Vũ, Văn Long Đoàn, Thị Trúc Linh Châu, Minh Khôi |
Keywords: | Lân hấp phụ tối đa Bón giảm lân Phần trăm lân hấp phụ Lúa ba vụ Đất phèn Đất phù sa |
Issue Date: | 2018 |
Series/Report no.: | Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;Số 333 .- Tr.81-87 |
Abstract: | Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá sự hấp phụ lân của đất trong điều kiện bón giảm phân lân trên một số vùng đất trồng lúa ba vụ tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Mẫu đất được thu thập trên các ruộng thí nghiệm đã thực hiện bón giảm phân lân trong bảy vụ liên tiếp, bao gồm: Đất phèn hoạt động tại tỉnh An Giang, đất phù sa phát triển tại tỉnh Bạc Liêu và đất phù sa phát triển tại Thành phố Cần Thơ. Kết quả thí nghiệm cho thấy lượng P hấp phụ tối đa của các nghiệm thức không bón P, bón 40 và 60 kg P₂O₅/ha trên đất An Giang đều đạt 2000 mg P/kg. Lượng P hấp phụ tối đa trên đất Bạc Liêu dao động 625-667 mg P/kg và trên đất Cần Thơ dao động 588-625 mg P/kg và không có sự khác biệt ý nghĩa giữa các nghiệm thức bón giảm P trên mỗi loại đất. Phần trăm lượng P hấp phụ trên ba loại đất giảm dần khi thêm vào đất các dung dịch có nồng độ P tăng dần. Tuy nhiên phần trăm P hấp phụ trên đất phèn hoạt động tại An Giang luôn duy trì ở mức cao (>90%), trong đó phần trăm hấp phụ P giảm mạnh khi thêm nồng độ P cao vào trong đất Bạc Liêu (54,6%) và đất Cần Thơ (30,4%). Cần nghiên cứu thêm về khả năng rửa trôi P ra nguồn đất nhằm tăng hiệu quả sử dụng phân lân và hiệu quả kinh tế mà vẫn không gây ra sự rửa trôi P ra môi trường. |
URI: | http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/9236 |
ISSN: | 1859-4581 |
Appears in Collections: | Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ | 564.82 kB | Adobe PDF | View/Open | |
Your IP: 13.59.69.58 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.