Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/93811
Title: ẢNH HƯỞNG HAI NỒNG ĐỘ GLYCINE BETAINE ĐẾN KHẢ NĂNG CHỊU MẶN CỦA GIỐNG ĐẬU NÀNH HL 09-10 TRONG ĐIỀU KIỆN TƯỚI MẶN NH N TẠO
Authors: Nguyễn, Châu Thanh Tùng
Võ, Hoàng Ân B2001241
Keywords: Di Truyền và Chọn Giống Cây Trồng
Nông học
Issue Date: 2023
Publisher: Trường Đại học Cần Thơ
Abstract: Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá khả năng cải thiện tính chịu mặn của giống đậu nành HL 09-10 qua việc phun bổ sung GB ngoại sinh trong điều kiện nhà lưới. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức thừa số hai nhân tố hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lần lặp lại. Nhân tố thứ nhất (A) gồm nồng độ 0 và 4‰. Nhân tố thứ hai (B) gồm phun bổ sung qua lá ba nồng độ GB 0 mM, GB 25 mM và GB 50 mM. Kết quả cho thấy, chiều cao cây, số nhánh, số lóng, hàm lượng Na+, K+ trong lá của giống HL 09-10 chưa bị ảnh hưởng khi tưới nước nhiễm mặn 4‰. Phun GB ngoại sinh qua lá với nồng độ 50 mM giúp cải thiện chiều dài rễ, số trái trên cây, khối lượng 100 hạt và năng suất hạt đồng thời làm tăng hàm lượng K+ trong lá ở nghiệm thức có xử lý mặn so với nghiệm thức không xử lý mặn. Về mặt sinh lý, bổ sung GB ngoại sinh làm giảm mức độ rò rỉ ion ở thời điểm 50 và 70 NSKG. Đồng thời bổ sung GB 50 mM giúp HL 09-10 giảm hàm lượng Na+ trong rễ, giảm tỷ lệ Na+/K+ trong rễ thân và lá. Hoạt động tưới nước mặn ở nồng độ 4‰ trong 15 ngày liên tục làm gia tăng độ dẫn điện trong dịch trích bão hòa đất (ECe), biến thiên từ 6,4-10,3 dS/m và đạt ngưỡng đất mặn. Sự gia tăng giá trị ECe trong đất tương quan thuận với hàm lượng cation Na+ hòa tan trong đất, dẫn đến sự nhiễm mặn đất và làm hạn chế khả năng sinh trưởng của cây trồng. Tuy nhiên, việc tưới mặn không làm thay đổi giá trị pHe trong đất (trong khoảng 5,0 - 6,5) nên vẫn thích hợp phát triển cây đậu nành.
Description: 59 tr.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/93811
Appears in Collections:Trường Nông nghiệp

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
1.72 MBAdobe PDF
Your IP: 216.73.216.119


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.