Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/93819
Title: Ảnh hưởng của bột gạo lứt đỏ pha trộn bột gạo lứt tím và bột đậu nành lên sinh khối, polysaccharides ngoại bào và hàm lượng anthocyanin của nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) nuôi cấy chìm
Authors: Lưu, Thái Danh
Nguyễn, Kiều Trang B1912859
Keywords: Di Truyền và Chọn Giống Cây Trồng
Công nghệ giống cây trồng
Issue Date: 2023
Publisher: Trường Đại học Cần Thơ
Abstract: Cách đây hàng ngàn năm, nấm Linh Chi đã được dùng để làm thuốc. Nấm Linh chi có tác dụng điều hòa, ổn định huyết áp và nâng cao chức năng gan, phòng chống ung thư, ngăn ngừa các tế bào ung thư phát sinh. Chính vì thế, nhu cầu sử dụng nấm Linh chi trong phòng ngừa và điều trị bệnh là rất lớn, không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay nguồn cung cấp nấm tự nhiên không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Do đó, giải pháp nuôi trồng nấm Linh chi trong điều kiện nhân tạo là một xu hướng cần thiết để bảo tồn nguồn giống và đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Vì vậy, đề tài được thực hiện nhằm tìm ra nguồn dinh dưỡng thích hợp như bột gạo và bột đậu nành để thay thế cho môi trường dinh dưỡng đắt tiền nhằm làm tăng sinh khối và hàm lượng polysaccharides ngoại bào của nấm Linh chi. Thí nghiệm thực hiện trên môi trường rắn và lỏng. Bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) với 8 nghiệm thức trên môi trường rắn và 7 nghiệm thức nuôi cấy chìm với 4 lần lặp lại. Glucose được thay thế bằng bột bắp, bột gạo; peptone được thay bằng bột đậu nành. Sau khi nuôi cấy, kết quả cho thấy nấm Linh chi có thể sinh trưởng và phát triển tốt trên các môi trường thí nghiệm. Sau 12 ngày nuôi cấy trên 8 môi trường rắn khác nhau, kết quả có sự khác biệt về sinh khối nấm Linh chi, trong đó môi trường B cho sinh khối cao nhất (0,27 g/đĩa). Môi trường A cho sinh khối thấp nhất (0,02 g/đĩa). Kết quả thu được cho thấy giữa các môi trường có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sinh khối nấm và khối lượng polysaccharide được tổng hợp. Khối lượng bột gạo và bột đậu nành tỉ lệ thuận với sinh khối và polysaccharide ngoại bào của sợi nấm Linh chi, khối lượng bột gạo và bột đậu nành càng cao sinh khối và polysaccharide ngoại bào của sợi nấm thu được càng nhiều. Sinh khối của nấm Linh chi được nuôi cấy chìm sau 14 ngày có môi trường F cho sinh khối cao nhất (2,55 g/bình). Môi trường A cho sinh khối thấp nhất (0,22 g/bình). Khối lượng polysaccharide thu được cao nhất (0,15 g và 0,14g) lần lượt ở môi trường B và môi trường F. Cho thấy nguồn carbohydrate và đạm có lợi cho sự sản xuất sinh khối sợi nấm và sự tổng hợp polysaccharide ngoại bào. Ngoài ra, anthocyanin được tơ nấm hấp thu từ gạo màu với hàm lượng cao nhất ở môi trường F.
Description: 81 tr.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/93819
Appears in Collections:Trường Nông nghiệp

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
1.68 MBAdobe PDF
Your IP: 3.145.32.238


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.