Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/940
Nhan đề: Phát triển du lịch sông nước miệt vườn theo mô hình du lịch cộng đồng: trường hợp nghiên cứu tại Cồn Sơn (quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ) =
Nhan đề khác: Developing garden - waterway tourism by community-based tourism model: a case study in Con Son (Binh Thuy district, Can Tho City)
Tác giả: Nguyễn, Thị Huỳnh Phượng
Từ khoá: Du lịch cộng đồng
Cồn Sơn
Cần Thơ
Việt Nam
Năm xuất bản: 2017
Tùng thư/Số báo cáo: Kỷ yếu Hội thảo Khoa học bảo tồn và phát huy các giá trị Văn hóa sông nước Đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình hội nhập và phát triển;Tr.297-309
Tóm tắt: Du lịch cộng đồng (DLCĐ) xuất hiện như một nhu cầu tất yếu nhằm hạn chế tác động tiêu cực của du lịch, góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững khi những hoạt động phát triển du lịch trước đó được thực hiện chủ yếu với mục đích đơn thuần là kinh tế đã và đang đe dọa môi trường sinh thái và các giá trị văn hóa bản địa. Đồng thời, DLCĐ cũng tạo cơ hội cho việc trao đổi kiến thức và văn hóa giữa khách du lịch và cộng đồng. Ở vùng Đồng bằng sông cửu Long (ĐBSCL), loại hình DLCĐ đã được nhiều tỉnh áp dụng như Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang, An Giang, v.v.. Riêng ở Cần Thơ, là trung tâm của cả ĐBSCL, cũng đang được đầu tư phát triển, trong đó Cồn Sơn được xem là một trong những nơi có tiềm năng về DLCĐ. Mô hình DLCĐ đang được xây dựng ở Cồn Sơn thuộc quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, nhăm đưa DLCĐ trở thanh một hương đi cho việc phát triển bên vưng. Mặc dù mô hình đang mang lại nhiều tác động tích cực nhưng vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định. Bài viết này nhằm phân tích hiện trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển DLCĐ tại Cồn Sơn.
Định danh: http://172.18.63.105/jspui/handle/123456789/940
Bộ sưu tập: Năm 2017

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_472.64 kBAdobe PDFXem
Your IP: 18.226.251.72


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.