Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/94223
Nhan đề: Ngưỡng nợ nước ngoài tối ưu đối với tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu trường hợp các quốc gia ASEAN
Tác giả: Nguyễn, Thị Mỹ Linh
Đoàn, Thị Thu Trang
Từ khoá: ASEAN
Tăng trưởng kinh tế
Nợ nước ngoài
System - GMM
Hiệu ứng ngưỡng
Năm xuất bản: 2023
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Khoa học Thương mại;Số 173 .- Tr.03-15
Tóm tắt: Mục tiêu của bài nghiên cứu này là xác định ngưỡng nợ nước ngoài tối ưu đối với tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia ASEAN. Mẫu dữ liệu nghiên cứu bao gồm 7 quốc gia ASEAN (Indonesia, Campuchia, Lào, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam), giai đoạn 2002-2020. Đối với phương pháp ước lượng, các tác giả sử dụng kết hợp hiệu ứng ngưỡng và system - GMM.Kết quả ước lượng cho thấy tồn tại giá trị ngưỡng của nợ nước ngoài so với GDP là 46,51%. Tuy nhiên, tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế chỉ được thể hiện rõ ràng ở miền sau giá trị ngưỡng này, với xu hướng tác động là ngược chiều. Điều này cho thấy, nợ nước ngoài so với GDP cao hơn 46,51%có thể gây cản trở đối với tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, các tác giả còn tìm thấy tác động đáng kể của đầu tư trong nước, độ mở thương mại và lạm phát đến tăng trưởng kinh tế. Những phát hiện của bài nghiên cứu này là bằng chứng thực nghiệm có ý nghĩa quan trọng đối với các quốc gia ASEAN, đặc biệt là trong việc xác định quy mô nợ nước ngoài phù hợp nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/94223
ISSN: 1859-3666
Bộ sưu tập: Khoa học Thương mại (Journal of Trade science)

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
6.94 MBAdobe PDF
Your IP: 3.138.120.112


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.