Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/94356
Title: Vận dụng mô hình Solow để kiểm chứng tác động của PAPI đến tăng trưởng kinh tế của các địa phương tại Việt Nam = Application of Solow model to evaluate the impact of PAPI on economic growth of localities in Vietnam
Authors: Đào, Quyết Thắng
Trần, Trung Kỳ
Nguyễn, Thanh Bằng
Nguyễn, Thị Hiếu
Nguyễn, Thanh Trúc
Lê, Hoài Nam
Keywords: PAPI
GRDP
Thể chế
Việt Nam
Issue Date: 2021
Series/Report no.: Tạp chí Khoa học Trường Đại học Quy Nhơn;Số 15(04) .- Tr.27-36
Abstract: Thể chế có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ở các quốc gia. Việc đánh giá tác động của Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) và các yếu tố thành phần đến tăng trưởng kinh tế là vấn đề rất quan trọng góp phần cải thiện thể chế. Nghiên cứu này sử dụng kết hợp bộ dữ liệu PAPI của 63 tỉnh thành ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2018 và niên giám thống kê để đánh giá tác động của PAPI đến tăng trưởng kinh tế địa phương bằng phương pháp hồi quy FEM, REM. Mô hình dựa trên nền tảng lý thuyết của mô hình Solow với luận điểm cơ bản là việc tăng vốn sản xuất chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn mà không ảnh hưởng trong dài hạn, tăng trưởng sẽ đạt trạng thái dừng. Kết quả nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ giữa PAPI và tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên lại tìm thấy mối quan hệ thuận chiều của 3 chỉ tiêu thành phần bao gồm (i) Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công, (ii) Thủ tục hành chính công và (iii) Cung ứng dịch vụ công; đồng thời, cũng tìm thấy tác động nghịch chiều của 2 chỉ tiêu thành phần là (i) Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định và (ii) Trách nhiệm giải trình với người dân đối với tăng trưởng kinh tế của các địa phương tại Việt Nam.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/94356
ISSN: 1859-0357
Appears in Collections:Khoa học Trường Đại học Quy Nhơn

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
3.48 MBAdobe PDF
Your IP: 3.147.77.51


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.