Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/95217
Nhan đề: Khảo sát hiệu quả gây độc của một số loài cây trên ruồi giấm.
Tác giả: Trần, Quang Đệ
Trần, Thanh Mến
Nguyễn, Thị Hồng Ngọc
Từ khoá: Hóa dược
Năm xuất bản: 2023
Nhà xuất bản: Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Từ dược liệu ban đầu là cây cỏ Lác, cây Ngải cứu và cây Xuyên tâm liên được định danh, sau đó dược liệu được đem xay thành bột. Tiếp theo, bột dược liệu sẽ được điều chế cao tổng EtOH bằng phương pháp ngâm dầm và cô quay chân không. Sau đó tiến hành khảo sát sơ bộ thành phần hóa học, hàm lượng polyphenol tổng, flavonoid toàn phần, khảo sát hoạt tính gây độc trên ấu trùng giai đoạn 2 của ruồi giấm và khảo sát sự ảnh hưởng của cao chiết đến giai đoạn sinh trưởng và phát triển của ruồi giấm. Kết quả định tính cho thấy, cao tổng EtOH của cây cỏ Lác, cây Ngải cứu và cây Xuyên tâm liên có các nhóm chức alkaloid, flavonoid, phenolic, tannin. Saponin vẫn chưa thể hiện rõ sự hiện diện. Kết quả hàm lượng flavonoid và polyphenol toàn phần trong cao tổng EtOH của cây cỏ Lác lần lượt là 53,4(mg QE/g cao chiết) và 119(mg GAE/g cao chiết), cây Ngải cứu lần lượt là 104mg QE/g cao chiết) và 196(mg GAE/g cao chiết), và cây Xuyên tâm liên lần lượt là 45,9 (mg QE/g cao chiết) và 197 (mg GAE/g cao chiết). Về kết quả khảo sát hoạt tính gây độc của cao chiết EtOH toàn phần trên ấu trùng giai đoạn 2 của ruồi giấm cho thấy nồng độ cao chiết tăng dần làm tăng số lượng chết và tỉ lệ chết của ruồi giấm và qua đó tính được giá trị IC50 của cao chiết cỏ Lác là 184 mg/mL, giá trị IC50 của cao chiết Ngải cứu là 204 mg/mL và Xuyên tâm liên có giá trị IC50 là 167 mg/mL. Về kết quả khảo sát ảnh hưởng của cao chiết EtOH toàn phần đến giai đoạn sinh trưởng và phát triển của ruồi giấm cho thấy các cao chiết đều có tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của ruồi giấm. Bên cạnh đó, cao chiết Ngải cứu và cao chiết Xuyên tâm liên có ảnh hưởng nhiều nhất, chúng làm chậm thời gian ấu trùng hóa nhộng và nhộng phát triển thành con trưởng thành cũng như làm giảm cân nặng của mỗi con nhộng và cân nặng mỗi con trưởng thành.
Mô tả: 76 tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/95217
Bộ sưu tập: Khoa Khoa học Tự nhiên

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
2.51 MBAdobe PDF
Your IP: 18.118.208.127


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.