Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/95541
Nhan đề: Đánh giá môi trường nước trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Liptopennaeus vannamei) siêu thâm canh với mật độ khác nhau trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài
Tác giả: Trần, Ngọc Hải
Nguyễn, Ngọc Trang
Từ khoá: Nuôi Trồng Thuỷ Sản
Năm xuất bản: 2023
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Mục tiêu của thực nghiệm nhằm nâng cao chất lượng môi trường nước trong hệ thống nuôi tuần hoàn kết hợp đa loài. Thực nghiệm gồm 3 hệ thống nuôi với các mật độ khác nhau là 200 con/m3 , 300 con/m3 và 400 con/m3 gồm:1 bể tôm (100m3), 3 bể cá rô phi, 1 bể lắng, 1 bể giá thể lọc, 1 bể rong. Việc thu mẫu chất lượng nước được thực hiện sau 1 tuần thả nuôi đến khi đạt kích cỡ thương phẩm.Các chỉ tiêu chất lượng môi trường nước được đánh giá bao gồm: Nhiệt độ, pH, độ mặn, độ kiềm, nitrite, nitrate, TAN, PO43-, TSS. Ngoài ra, còn có thành phần mật độ tảo và mật độ vi khuẩn Vibrio. Sau 84 ngày nuôi, hầu hết các yếu tố môi trường điều nằm trong khoảng thích hợp. Phiêu sinh vật của 3 mật độ nuôi qua các đợt thu mẫu ngành tảo khuê chiếm ưu thế cao nhất 49% - 58%, đối với động vật ngành Copepoda chiếm 35%- 61%. Mật độ vi khuẩn Vibrio được kiểm soát tốt hơn ở mật độ 200 con/m3 , các chỉ tiêu môi trường ở mật độ 400 con/m3 có xu hướng cao hơn mật độ 200 con/m3 và300con/m3 cho thấy mật độ nuôi tôm đã ảnh hưởng đến các chất lượng nước nuôi.
Mô tả: 21tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/95541
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
750.85 kBAdobe PDF
Your IP: 3.15.182.62


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.