Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/9591
Nhan đề: Thực trạng và giải pháp phát triển cho thành viên thuộc các hợp tác xã cam sành tỉnh Vĩnh Long
Tác giả: Nguyễn, Thùy Trang
Nguyễn, Thị Thảo Nguyên
Từ khoá: Phát triển Nông thôn
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: Trường ĐHCT
Tóm tắt: Đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển cho thành viên thuộc các hợp tác xã cam Sành tại tỉnh Vĩnh Long” được thực hiện với 3 HTX cam Sành Hiếu Trung, Xuân Hiếu Tây và Phú Nông thuộc 2 huyện Vũng Liêm và huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long từ tháng 8/2018 -5/2019. Đề tài được thực hiện với các mục tiêu như sau: (1) Phân tích thực trạng sản xuất của thành viên tham gia các HTX cam Sành tại tỉnh Vĩnh Long. (2) Phân tích hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả tài chính của thành viên. (3) Phân tích SWOT và đề xuất giải pháp phát triển sản xuất cho các thành viên của 3 HTX cam Sành trong mẫu khảo sát nói chung và những HTX cam Sành trong và ngoài địa bàn nói riêng. Nhờ sự trợ giúp của các phần mềm như Excel, DEA và SPSS, Satar đề tài đã sử dụng một số phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng hoạt động sản xuất của thành viên của 3 HTX cam Sành thông qua một số thông tin có sẵn như: vốn sản xuất, nguồn lực sản xuất, khó khăn, thuận lợi và giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, tần số xuất hiện. Các thông tin được cụ thể hóa bằng các bảng biểu, sơ đồ, đồ thị miêu tả. Sự kết hợp phân tích màng bao dữ liệu nhằm phân tích hiệu quả kỹ thuật và sử dụng hồi quy tương quan phân tích chi phí lợi ích nhằm hiểu rỏ hơn các khoản chi phí, doanh thu và lợi nhuận thành viên của 3 HTX cam Sành đã bỏ ra cũng như thu lại. Để ước lượng hiệu quả kỹ thuật mà nông hộ đạt được, đề tài sử dụng phương pháp ước lượng phi tham số DEA (Data Envelopment Analysis) để ước lượng mức hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào như: chi phí phân, chi phí thuốc, mật độ trồng, diện tích canh tác của mô hình trồng cam Sành thâm canh trên địa bàn nghiên cứu. Phân tích lợi nhuận để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất của những thành viên, nói lên kết quả toàn bộ hoạt động sản xuất của thành viên HTX. Qua kết quả khảo sát cho thấy, mức hiệu quả kỹ thuật trung bình của các thành viên trong 3 HTX khảo sát là 75,1%, nguyên nhân dẫn đến mức hiệu quả kỹ thuật chưa tối đa là do chưa có khả năng hoạch định, lập ra kế hoạch canh tác cụ thể, ngoài ra còn do các yếu tố đầu vào như : phân bón, thuốc trừ sâu. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật bao gồm: số năm kinh nghiệm, mật độ trồng cây/ha và số năm tham gia HTX của thành viên. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận bao gồm: diện tích canh tác và số lần tâp huấn/năm của thành viên trong 3 HTX cam Sành. Xác định những thuận lợi, khó khăn, thách thức và cơ hội của những thành viên khi tham gia một trong 3 HTX cam Sành Hiếu Trung, Xuân Hiếu Tây, Phú Nông qua phương pháp phân tích SWOT.Từ đó đề xuất giải pháp giúp thành viên những HTX cam Sành đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình sản xuất.
Mô tả: 124tr
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/9591
ISSN: B1510577
Bộ sưu tập: Khoa Phát triển Nông thôn

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
2.58 MBAdobe PDF
Your IP: 3.142.54.18


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.