Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/9592
Title: Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
Authors: Nguyễn, Đỗ Như Loan
Lê, Thị Huỳnh Ngân
Keywords: Phát triển Nông thôn
Issue Date: 2019
Publisher: Trường ĐHCT
Abstract: Đề tài” Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng” được thực hiện từ tháng 1/2019 đến tháng 5/2019. Số liệu nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp nghiên cứu điều tra phỏng vấn ngẩu nhiên 30 nông hộ trồng xoài năm 2018 tại 3 xã trong huyện Kế Sách là xã An Lạc Tây, xã Thới An Hội, xã Nhơn Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết các nông hộ trồng xoài Cát Chu tại địa bàn nghiên cứu đều đã có kinh nghiệm trong sản xuất (kinh nghiệm trung bình 8 năm) và nhờ có trình độ học vấn tương đối cao (chủ yếu là cấp 3), nên các nông hộ trồng xoài nơi đây có thể ứng dụng các kỹ thuật canh tác mới thông qua các buổi tập huấn kỹ thuật một cách dễ dàng và chính xác, cộng với kinh nghiệm sẵn có của bản thân sẽ giúp cho hoạt động sản xuất sẽ dễ dàng và đạt hiệu quả hơn. Tuy nhiên vẫn còn một số nhà vườn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc tham gia tập huấn nên không mấy mặn mà với vấn đề này, họ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm đã tích lũy được để ứng dụng vào quá trình sản xuất của mình. Diện tích trồng xoài nơi đây có quy mô trung bình (khoảng 7 công), chi phí đầu tư cho hoạt động sản xuất xoài tương đối cao, trung bình khoảng 25.665,39 nghìn đồng, trong đó chi phí thuốc BVTV chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 35,21%, chi phí trung bình là 9.036,72 nghìn đồng/công/năm, kế đến là chi phí lao động gia đình chiếm tỷ trọng 16,91%, chi phí trung bình là 4.340,7 nghìn đồng/công/năm. Sản lượng trung bình đạt được 2.721 kg/công. Với giá bán trung bình là 12 đồng/kg và doanh thu đạt được là 106.174,2 nghìn đồng/công/năm, sau khi trừ các khoản chi phí thì lợi nhuận trung bình của mỗi nông hộ là 102.752,1 nghìn đồng/công/năm. Như vậy, xoài cát Chu là loại cây trồng đem năng suất lợi nhuận kinh tế khá cao cho bà con nông dân nơi đây do giá bán và năng suất tương đối cao, lại dễ tiêu thụ do có nhiều đối tượng thu mua ở địa phương, vì vậy mà đây chính là những lý do chính mà các hộ nông dân nơi đây gắn bó với loại cây trồng này. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của những nông hộ trồng xoài nơi đây bao gồm những yếu tố sau: kinh nghiệm, lượng thuốc BVTV và ngày công lao động gia đình cả ba yếu tố này đều tỷ lệ thuận với năng suất trong điều kiện các yếu tố đầu vào khác không đổi. Đề xuất một số giải pháp cho quá trình sản xuất và tiêu thụ xoài để nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. 1.Đối với quá trình sản xuất: Các nhà vườn không chỉ dựa vào kinh nghiệm để trồng xoài mà cần học hỏi, trao đổi kĩ năng, khoa học kĩ thuật và tham gia vào các lớp tập huấn kĩ thuật trồng xoài để học hỏi kinh nghiệm và nâng cao năng suất góp phần đem lại lợi nhuận cao cho nông hộ. Tăng cường liên kết sản xuất (HTX) trồng xoài ở các tỉnh để đảm bảo sản lượng lớn, xoài có chất lượng đồng đều và an toàn. Về cây lâu năm chủ yếu tập trung vào kỹ thuật trồng và chăm sóc như: tưới nước, cách bón phân, phun thuốc,...một cách hợp lý, và nhất là sử dụng phân bón, thuốc BVTV theo đúng yêu cầu phát triển của cây trồng để hạ giá thành trong sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế cao. 1. Đối với quá trình tiêu thụ -Đối với nông dân Sản xuất phải đúng theo những quy định tiêu chuẩn của thương lái hay các đại lý thu mua. Phải chủ động hơn trong việc tìm kiếm nơi tiêu thụ cũng như là tìm kiếm những thông tin về sản xuất, giá cả và thị trường tiêu thụ thông qua các trung gian trong các kênh phân phối. -Đối với chính quyền địa phương Cần đẩy mạnh phong trào hợp tác xã, kinh tế trang trại thích hợp với đội ngũ nhân sự qua đào tạo trường lớp. Nên thành lập riêng một địa chỉ web giới thiệu về hàng hóa nông sản của huyện để mở rộng và thu hút thị trường tiêu thụ.
Description: 58tr
URI: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/9592
ISSN: B1510672
Appears in Collections:Khoa Phát triển Nông thôn

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
1.39 MBAdobe PDF
Your IP: 18.119.110.38


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.