Please use this identifier to cite or link to this item:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/9642
Title: | Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức tiêu thụ đường của người tiêu dùng ở khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long |
Authors: | Võ, Hồng Tú Nguyễn, Minh Luân |
Keywords: | Phát triển Nông thôn |
Issue Date: | 2019 |
Publisher: | Trường ĐHCT |
Abstract: | Đề tài "Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức tiêu thụ đường của người tiêu dùng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long" được thực hiện từ tháng 6/2018 đến tháng 12/2018. Số liệu nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp 200 hộ gia đình thuộc hai tỉnh Cần Thơ (bao gồm TP.Cần Thơ, huyện Phong Điền và quận Thốt Nốt) và An Giang (bao gồm TP.Long Xuyên và huyện An Phú). Nghiên cứu tập trung vào đối tượng là việc tiêu dùng sản phẩm đường thành phẩm của người tiêu dùng chứ không phải việc sử dụng đường đã qua chế biến hay hoạt động kinh doanh đường. Qua việc thống kê mô tả, ta thấy rằng tỉ trọng khối lượng các sản phẩm tạo ngọt được sử dụng trong tháng như sau: đường cát chiếm 96,67%; đường phèn chiếm 2,38%; đường thẻ chiếm 0,64%; đường phên chiếm 0,00% và cuối cùng là các sản phẩm tạo ngọt khác chiếm 0.31%. Bên cạnh đó, mức chi phí tối thiểu mà người tiêu dùng cần chi cho việc sử dụng đường là 40.000đ/người/tháng, mức phí tối đa là 100.000đ/người/tháng. Khoản biến động chi phí cho việc tiêu dùng đường khá thấp, điều này nói lên rằng nhu cầu sử dụng đường của người tiêu dùng không cao nhưng khá ổn định. bên cạnh đó, người tiêu dùng hiện nay không chỉ ngừng lại ở mức "ăn no, mặc ấm" nữa mà còn đòi hỏi phải "ăn ngon, mặc đẹp" điều này thể hiện qua việc người tiêu dùng chú ý đến giá cả, kích thước hạt đường, màu sắc đường và thậm chí là nơi mua đường. Từ việc phân tích kết quả hồi quy OLS, ta thấy rằng có 5 yếu tố ảnh hưởng đến mức tiêu thụ đường của người tiêu dùng, các yếu tố đó là: Số lượng nhân khẩu của hộ gia đình; Nhu cầu sử dụng sản phẩm thay thế; Giá đường; Nguồn gốc và xuất xứ của đường; Thu nhập trung bình /người/tháng. Ngoài ra, các yếu tố khác như các yếu tố nội bộ ngành mía đường, các yếu tố từ thị trường, tác động của chính sách - hội nhập cùng với sự thay đổi nhu cầu sử dụng đường trong tương lai của người tiêu dùng cũng có ảnh hưởng đến thị trường đường và hoạt động tiêu thụ đường của người tiêu dùng. Điều đáng quan tâm nhất là khi Việt Nam thực hiện hiệp định ATIGA (đầu năm 2020), đây là một cơ hội lớn mà cũng là một thách thức không nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam nói chung, ngành hàng mía đường ở Việt Nam nói riêng. Vì vậy, cả người tiêu dùng lẫn nhà nước cần có những điều chỉnh cần thiết và phù hợp để đảm bảo cho sự phát triển ngành mía đường của nước nhà. |
Description: | 50tr |
URI: | http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/9642 |
ISSN: | B1510664 |
Appears in Collections: | Khoa Phát triển Nông thôn |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ Restricted Access | 2.04 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 3.148.117.240 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.