Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/96450
Nhan đề: Quan hệ thương mại giữa vùng Nam Bộ với Đông Nam Á hải đảo và sự tham gia của quan lại nhà Nguyễn trong các hoạt động buôn lậu (1802 - 1858)
Tác giả: Nguyễn, Thế Trung
Từ khoá: Buôn lậu
Quan lại nhà Nguyễn
Đông Nam Á hải đảo
Năm xuất bản: 2023
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á;Số 01 .- Tr.65-74
Tóm tắt: Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi ở Phú Xuân, lấy hiệu Gia Long, nhà Nguyễn chính thức được thành lập. Cùng với việc các vua nhà Nguyễn lựa chọn Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống để cai trị đất nước, Việt Nam trở lại mô hình nhà nước quân chủ phương Đông, “dĩ nông vi bản". Vua Gia Long và hậu duệ của ông thường khuyến khích dân Việt Nam “chăm chỉ việc nông”, “trồng thêm cả dâu, gai, khoai, đậu, rau dưa, cốt không bỏ sót mối lợi”. Tuy nhiên, chính sách “trọng nông ức thương” của chính quyền nhà Nguyễn không đạt được hiệu quả như mong đợi, đặc biệt là tại vùng đất Nam bộ, nơi mà thương mại đã là loại hình kinh tế trọng yếu trong hàng trăm năm. Trong nửa đầu thế kỷ XIX, hoạt động buôn bán giữa vùng Nam bộ với Đông Nam Á hải đảo diễn ra thường xuyên. Lợi nhuận từ các hoạt động buôn bán không chỉ mang lại sự phồn thịnh cho địa phương này mà còn thu hút một bộ phận quan lại nhà Nguyễn tham gia vào thương mại, thậm chí là buôn lậu gạo và thuốc phiện. Một số quan lại nhà Nguyễn đã cấu kết và bao che cho các hoạt động buôn Lậu của gian thương người Hoa. Điều này đi ngược lại những chuẩn mực đạo đức theo hệ tư tưởng Nho giáo gồm Tam cương (trung, hiếu, tiết) và Ngủ thường (nhân - nghĩa - lễ - trí - tín) mà các vua Nguyễn muốn người dân tuân thủ.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/96450
ISSN: 0868-2739
Bộ sưu tập: Nghiên cứu Đông Nam Á

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
5.37 MBAdobe PDF
Your IP: 18.116.19.29


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.