Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/96480
Nhan đề: Cảm nhận hạnh phúc của người đồng tính nữ
Tác giả: Lý, Tường Lợi
Lê, Minh Công
Từ khoá: Cảm nhận hạnh phúc chủ quan
Cảm nhận hạnh phúc
Cảm xúc
Hạnh phúc
LGBTQ+
Người đồng tính nữ
Việt Nam
Năm xuất bản: 2023
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Tâm lý học;Số 06 .- Tr.69-80
Tóm tắt: Nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc của người đồng tính nữ (N = 220) tại Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của người đồng tính nữ, qua đó có thể góp phần chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người đồng tính nữ. Các thang đo được sử dụng bao gồm: Thang đo Cảm nhận hạnh phúc MHC-SF (Ryff và Keyes, 1995), thang đo Lòng biết ơn GQ-6 (McCullough và cộng sự, 2002), thang do Cảm xúc (Hoàng Thị Trang, 2015). Kết quả nghiên cứu cho thấy, cảm nhận hạnh phúc chung của người đồng tính nữ ở mức trung bình (M = 3,14). Các mặt biểu hiện: Cao nhất là cảm nhận hạnh phúc cảm xúc (M = 3,31), kế đến là cảm nhận hạnh phúc tâm lý (M = 3,30), xếp cuối là cảm nhận hạnh phúc xã hội (M = 2,84). Kết quả phân tích cho thấy, yếu tố thực sự ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của người đồng tính nữ là yếu tố cảm xúc dương tính (tác động thuận chiều) và yếu tố cảm xúc âm tính (tác động nghịch chiều). Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy các yếu tố như: Định kiến, kỳ thị, tự kỳ thị, phân biệt đối xử không thật sự tác động đến cảm nhận hạnh phúc của người đồng tính nữ mặc dù chúng được nhận định là có ảnh hưởng đáng kể trong các nghiên cứu trước đây. Bên cạnh đó, vấn đề tâm lý từ đại dịch Covid-19 cũng chưa ảnh hưởng đáng kể đến cảm nhận hạnh phúc của họ.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/96480
ISSN: 1859-0098
Bộ sưu tập: Tâm lý học

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
5.95 MBAdobe PDF
Your IP: 18.191.54.190


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.