Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/9653
Nhan đề: Đánh giá nhanh tác động của Xâm nhập mặn và BĐKH dựa vào cộng đồng đối với vùng sản xuất nông nghiệp ở vùng đệm VQG U Minh Hạ - Tỉnh Cà Mau
Tác giả: Lê, Văn Dũ
Sữ, Chí Đại
Từ khoá: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Năm xuất bản: thá-2019
Nhà xuất bản: Trường Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Mục đích của đề tài nghiên cứu “Đánh giá nhanh tác động của Xâm nhập mặn và BĐKH dựa vào cộng đồng đối với vùng sản xuất nông nghiệp ở vùng đệm VQG U Minh Hạ - Tỉnh Cà Mau” là nhằm đánh giá nhanh được tác động của quá trình xâm nhập mặn và biến đổi khí hậu dựa vào cơ sở cộng đồng qua các công cụ của bộ công cụ PRA, qua đó phân tích ảnh hưởng của nó lên hoạt động sản xuất nông nghiệp ở vùng đệm ở VQG U Minh Hạ-Cà Mau. Nghiên cứu được thực hiện ở mô hình trồng Tràm-Keo lai ở xã Khánh Thuận, huyện U Minh; mô hình Tôm-Lúa kết hợp ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh và mô hình Lúa 2 vụ ở xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau trông khoảng thời gian từ tháng 01/2019 đến tháng 05/2019. Số liệu và thông tin được thu thập từ việc lấy ý kiến trực tiếp của người dân thuộc khu vực nghiên cứu, tổng hợp xử lí và sắp theo lại bằng các công cụ của Bộ công cụ PRA.Qua kết quả nghiên cứu nghiên cứu cho thấy rằng: Xâm nhập mặn ngày càng có những diễn biến mạnh mẽ, càng xâm nhập vào sâu trong nội đồng ở cả khu vực nghiên cứu. Diện tích trồng Tràm đang có xu hướng giảm, ngược lại xu hướng trồng keo lai đang dần trở nên rộng rãi và phổ biến ở xã Khánh Thuận, U Minh, Cà Mau (Tỉ lệ diện tích Tràm/Keo lai là 1/1). Mô hình Lúa-Tôm gặp nhiều khó khăn trong công tác điều tiết thủy lợi cho phù hợp khi chuyển đổi qua lại giữa hai hình thức canh tác mặn và ngọt. Ngoài ra, xâm nhập mặn làm độ mặn trong nước tăng cao (đạt mức kỉ lục 30‰ vào tháng 5/2016) ảnh hưởng nặng đến một số nơi trên địa bàn xã Nguyễn Phích làm người dân không thể trồng lúa, chỉ nuôi được thủy sản nước mặn. Trên địa bàn xã Khánh Bình Đông gặp phải tình trạng thiếu nước nghiêm trọng phục vụ cho hoạt động canh tác lúa, công tác thủy lợi ở địa phương còn nhiều bất cập gây ra khó khăn cho người dân. Cán bộ địa phương cần thắt chặt mối quan hệ, gần gủi hơn với quần chúng với người dân để nắm bắt tình hình và giải quyết các bất cập trong công tác quản lí điều tiết thủy lợi cho phù hợp với hoạt động sản xuất của người dân. Quá trình biến đổi khí hậu cũng trở nên khắc nghiệt hơn nhất là trong 5 năm trở lại đây gây khó khăn cho người dân trong sinh hoạt, lao động sản xuất. Cần triển khai các biện pháp cấp thiết và kịp thời đề phòng, ứng phó và làm nhẹ những hệ lụy do biến đổi khí hậu gây ra lên các mô hình sản xuất nông nghiệp ở vùng đệm của Vườn Quốc Gia U Minh Hạ
Mô tả: 50 tr.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/9653
Bộ sưu tập: Khoa Môi trường & Tài nguyên Thiên nhiên

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.43 MBAdobe PDF
Your IP: 18.226.34.80


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.