Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/96756
Nhan đề: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THÂM CANH TỈNH SÓC TRĂNG
Tác giả: ĐỖ, VĂN HOÀNG
BÙI, NGỌC KHÁNH
Từ khoá: Phát triển Nông thôn
Năm xuất bản: 2024
Nhà xuất bản: ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Tóm tắt: Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng hiện tại được áp dụng và canh tác rất nhiều, đặc biệt là các nông hộ tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng. Song đó vẫn còn một số vấn đề khiến cho hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh chưa đạt mức hiệu quả tối ưu. Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 81 hộ sản xuất mô hình tôm thẻ chân trắng thâm canh trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Qua kết quả nghiên cứu thấy được kinh nghiệm sản xuất trung bình mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại Sóc Trăng là gần 10 năm. Tỷ lệ nông hộ tham gia tập huấn trong quá trình sản xuất tôm còn khá thấp, theo phỏng vấn phần lớn nông hộ sản xuất nhỏ lẻ, HTX chưa phát triển mạnh và lợi ích từ HTX chưa cao. Các công tác tập huấn của cán bộ khuyến nông chưa được nông hộ quan tâm. Giá cả các yếu tố đầu vào chưa ổn định, thường xuyên tăng giảm gây khó khăn cho nông hộ trong vấn đề lựa chọn chất lượng. Do hạn chế về nguồn vốn sản xuất nên các nông hộ còn chưa quan tâm nhiều về thay đổi, áp dụng kĩ thuật vào nuôi tôm . Tổng chi phí đầu tư nuôi tôm trung bình là 349,44 triệu đồng/ha/vụ. Tổng lợi nhuận trung bình là -1,24 triệu đồng/ha/vụ, doanh thu trung bình của việc nuôi tôm thẻ chân trắng là 348,20 triệu đồng/ha/vụ. Mô hình hồi quy (ordinary least squares – OLS) với mức ý nghĩa 1% phân tích hiệu quả tài chính tỉnh Sóc Trăng trong mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh. Cho thấy, tình hình sản xuất tôm thẻ của tỉnh trong năm 2022 thua lỗ vì không đạt hiệu quả kinh tế, với yếu tố chi phí đầu vào rất cao tác động nghịch chiều tới hiệu quả tài chính tôm thẻ chân trắng thâm canh của nông hộ nuôi tôm. Bên cạnh đó yếu tố không có tác động đến mức hiệu quả tài chính như: trình độ học vấn, mật độ thả nuôi, số ao nuôi, chi phí giống, thuê lao động
Mô tả: 70tr
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/96756
ISSN: B1812774
Bộ sưu tập: Khoa Phát triển Nông thôn

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.35 MBAdobe PDF
Your IP: 3.129.195.45


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.