Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/96783
Nhan đề: PHÂN TÍCH SỰ HÀI LÒNG CỦA NÔNG DÂN NUÔI BÒ SỮA TRONG THAM GIA LIÊN KẾT VỚI DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
Tác giả: TRẦN, QUỐC NHÂN
NGUYỄN, THỊ NHƯ QUỲNH
Từ khoá: Phát triển Nông thôn
Năm xuất bản: 2024
Nhà xuất bản: ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Tóm tắt: Hiện nay, vấn đề liên kết sản xuất quy mô lớn được nhà nước quan tâm và triển khai nhiều chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho nông dân và doanh nghiệp thực hiện. Tại Sóc Trăng, mối liên kết giữa nông dân chăn nuôi bò sữa với doanh nghiệp được kéo dài đến hàng thập kỷ. Do đó nghiên cứu này được thực hiện để phân tích mức độ hài lòng của nông dân chăn nuôi bò sữa khi tham gia hình thức liên kết này. Nghiên cứu đã khảo sát 132 hộ nông dân, có kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa trung bình 17 năm và chăn nuôi đa dạng từ bò sữa đến bò thịt. Mô hình liên kết chính là mô hình tập chung, liên kết trực tiếp nông dân nuôi bò sữa và doanh nghiệp. Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ. Sau đó dữ liệu sử lý bằng phần mền SPSS và kiểm định độ tin cậy bằng thang đo Cronbach’s Alpha để đánh giá mối quan hệ giữa các biến trong một nhóm. Phân tích nhân tố khám phá để xem xét mối quan hệ giữa các biến trong tất cả các nhóm. Cuối cùng là phân tích hồi quy để xác định được mức độ các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nông dân khi tham gia liên kết. Kết quả cho thấy rằng, chỉ còn 4 trong 5 nhân tố được xây dựng ban đầu ảnh hưởng đến sự hài lòng của nông dân khi tham gia liên kết đó là: “Giá cả”; “Dịch vụ tư vấn/hỗ trợ thú y”; “Tổ chức thu mua”; “Nhân viên của đơn vị thu mua”. Từ đó đề suất ra giải pháp giúp nâng cao sự hài lòng của nông dân khi liên kết với doanh nghiệp như phía nông dân cần được tập huấn tìm hiểu rõ hơn về quy trình liên kết, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng dịch vụ, đạo tạo nhân viên bài bản hơn và đưa ra mức giá thu mua phù hợp hớn giúp nông dân yên tâm sản xuất.
Mô tả: 66tr
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/96783
ISSN: B2013847
Bộ sưu tập: Khoa Phát triển Nông thôn

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
4.95 MBAdobe PDF
Your IP: 3.133.109.121


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.