Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/96788
Title: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ (PENAEUS MONODON) THÂM CANH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Authors: VÕ, HỒNG TÚ
NGUYỄN, NGỌC THƯ
Keywords: Phát triển Nông thôn
Issue Date: 2024
Publisher: ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Abstract: Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng hiện tại được áp dụng và canh tác rất nhiều, đặc biệt là các nông hộ tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Song đó vẫn còn một số vấn đề khiến cho hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh chưa đạt mức hiệu quả tối ưu. Từ đó, đề tài “Phân tích hiệu quả tài chính mô hình nuôi sú thâm canh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện nhằm: Phân tích thực trạng sản xuất và hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi tôm sú thâm canh tại ĐBSCL. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính mô hình nuôi tôm sú thâm canh tại ĐBSCL. Đề xuất các giải pháp hiệu quả để làm tăng hiệu quả tài chính mô hình nuôi tôm sú thâm canh tại ĐBSCL, đồng thời cải thiện thu thập và nâng cao chất lượng cuộc sống của nông hộ. Nghiên cứu tiến hành phòng vấn 419 nông hộ sản xuất tôm sú thâm canh ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Số liệu được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả, đề tài còn sử dụng ước lượng bé nhất (OLS) mô hình hồi quy đã biến để thấy rõ được sự chệnh lệch về mức hiệu quả tài chính giữa các tỉnh ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Kết hợp với phân tích SWOT từ đó đưa ra giải pháp phát triển mô hình theo hướng bền vững. Kiểm định ANOVA với mức ý nghĩa 5% so sánh hiệu quả tài chính 3 tỉnh thuộc ĐBSCL trong mô hình nuôi tôm sú thâm canh. Cho thấy, tỉnh Cà Mau có tổng chi phí có sự khác biệt so với các tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang. Và tổng doanh thu cao do diện tích nuôi tôm sú thâm canh, tổng số hộ nuôi và năng suất ở tỉnh Cà Mau cao hơn. Kết quả phân tích cho thấy, mức hiệu quả tài chính lớn nhất của nông hộ sản xuất tôm sú thâm canh đạt được là 1101,5 triệu đồng/ha/vụ. Qua kết quả ước lượng mức hiệu quả tài chính cho thấy nông dân sản xuất tôm thẻ chân trắng thâm canh cần điều chỉnh lại mức sử dụng các yếu tố đầu vào như phân, thuốc, giá giống và ngày công lao động gia đình để giảm chi phí sản xuất. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính cũng cho thấy yếu tố vay vốn có tác động nghịch chiều tới hiệu quả tài chính tôm sú thâm canh, còn yếu tố kinh nghiệm, mật độ, diện tích có tác động cùng chiều tới hiệu quả kinh tế tôm sú thâm canh của nông dân. Bên cạnh đó các yếu tố như: nhân khẩu, tập huấn, số vụ, số ao, lao động gia đình là các yếu tố không có tác động ảnh hưởng đến mức hiệu quả tài chính trong quá trình sản xuất tôm sú thâm canh của nông dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Những khó khăn chủ yếu trong quá trình nuôi là do dịch bệnh trên tôm, thời tiết thấy thường và
Description: 47tr
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/96788
ISSN: B2013856
Appears in Collections:Khoa Phát triển Nông thôn

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
2.26 MBAdobe PDF
Your IP: 18.219.159.197


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.