Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/96806
Nhan đề: | Lịch sử phong trào Jama 'ah Tabligh ở Đông Nam Á: Vai trò của thuyết thần bí Islam giáo trong việc phục hưng Islam giáo |
Tác giả: | Bustamam-Ahmad, Kamaruzzaman |
Từ khoá: | Jama’ah Tabligh Tabligh Jama’ah Islam giáo xuyên quốc gia Sufism Phục hưng Islam giáo |
Năm xuất bản: | 2023 |
Tùng thư/Số báo cáo: | Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo;Quyển 25, Số 07 .- Tr.111-128 |
Tóm tắt: | Năm 2009, khi nghiên cứu về người Chăm ở Châu Đốc, An Giang đương đầu với thuyết chủ thuyết Salaf, tác giả Agnès De Féo đã phát hiện ra trong thực hành tôn giáo của người Chăm theo Islam giáo ở đây có một nhóm tín đồ ở làng Châu Phong, xã Châu Phong, huyện Tân Châu chịu ảnh hưởng của phong trào Jama 'ah Tabligh, bên cạnh nhóm Chăm Islam theo trường phải giáo luật Shafi’i và nhóm Chăm Islam theo chủ thuyết Salaf. Như vậy, có thể thấy, cộng đồng Chăm Islam ở Việt Nam tuy số lượng không nhiều, nhưng không vì thế mà biệt lập và không chịu ảnh hưởng từ các khuynh hướng thực hành tôn giáo Islam giáo trong khu vực và thế giới du nhập vào. Để giới nghiên cứu trong nước và các nhà quản lý Nhà nước về tôn giáo rõ hơn về phong trào Jama'ah Tabligh, tác giả lược dịch nghiên cứu của Kamaruzzaman Bustamam-Ahmad có tiêu đề “The History of Jama'ah Tabligh in Southeast Asia: The Role of Islamic Sufism in Islamic Revival” (tạm dịch: Lịch sử phong trào Jama’ah Tabligh ở Đông Nam Á: Vai trò của thuyết Sufi trong việc phục hưng Islam giáo) đăng trên tạp chí Al-Jami 'ah, Vol. 46, No. 2, 2008, tr. 353-400. Trong tác phẩm này, tác giả truy nguyên cơ sở lịch sử của phong trào tôn giáo này với sự tham chiếu cụ thể tới nơi ra đời của nó - Ấn Độ. Tác giả khảo cứu vai trò quan trọng của người Ấn Độ trong việc truyền bá Islam giáo ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở Malaysia và Indonesia. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng Islam giáo đến Đông Nam Á từ Ấn Độ (Gujarat), và điều này trả lời cho câu hỏi tại sao các phái Islam giáo ở khu vực này chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ. Tuy nhiên, để phân tích phong trào Islam giáo ở Đông Nam Á cũng nên suy xét tới bối cảnh Trung Đông, nơi mà nhiều phong trào Islam ra đời từ đó. Khác với các nhà nghiên cứu cho rằng tinh thần của phong trào chấn hưng, hay Islam giáo hiện đại ở Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của Islam giáo Trung Đông hơn là từ Ấn Độ, tác giả cho rằng ảnh hưởng của tín đồ Islam giáo Ấn Độ ở Đông Nam Á không thể bị bỏ qua trong trường hợp của hiện tượng Jama 'ah Tabligh. |
Định danh: | https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/96806 |
ISSN: | 1859-0403 |
Bộ sưu tập: | Nghiên cứu Tôn giáo |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
_file_ Giới hạn truy cập | 6.73 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 18.225.55.42 |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.