Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/9687
Nhan đề: | Phân lập và tuyển chọn các dòng vi khuẩn chịu mặn có khả năng cố định đạm từ đất vùng rễ đước tại xã Khánh Tiến, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau |
Tác giả: | PGS. TS. Ngô, Thanh Phong Tăng, Huyền Cơ |
Từ khoá: | Sinh học |
Năm xuất bản: | 2019 |
Nhà xuất bản: | Trường Đại học Cần Thơ |
Tóm tắt: | Đề tài “Phân lập và tuyển chọn các dòng vi khuẩn chịu mặn có khả năng cố định đạm từ đất vùng rễ đước tại xã Khánh Tiến ‒ huyện U Minh ‒ tỉnh Cà Mau” được tiến hành thực hiện từ tháng 8/2018 – 3/2019. Đề tài được thực hiện nhằm tuyển chọn các dòng vi khuẩn chịu mặn có khả năng cố định đạm được phân lập từ đất vùng rễ đước. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đạt được như sau: Đã phân lập được 40 dòng vi khuẩn trên môi trường Pseudomonas Isolation Agar (PIA) từ 10 mẫu đất vùng rễ đước thu tại vùng đê biển Tây thuộc xã Khánh Tiến, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Khuẩn lạc của các dòng vi khuẩn phân lập được đa số có dạng tròn, độ nổi mô, bìa nguyên, không có nhân, có màu trắng đục và trắng sữa, có đường kính biến thiên từ 0,5 – 6mm. Các dòng vi khuẩn phân lập được đều thuộc Gram âm, tế bào vi khuẩn có dạng hình cầu và có kích thước biến thiên từ 1 – 1,5µm. Tất cả các dòng vi khuẩn phân lập được đều phát triển trong môi trường Burk’s lỏng không đạm, tiến hành thực hiện phương pháp Phenol – Nitroprusside để xác định hàm lượng NH4+ mà các dòng vi khuẩn tổng hợp được. Giá trị NH4+ trung bình sau 8 ngày tổng hợp của 40 dòng vi khuẩn biến thiên từ 1,14 – 6,8mg.l-1. Tuyển chọn được 15/40 dòng vi khuẩn có khả năng tổng hợp hàm lượng NH4+ trung bình trên 2mg.l-1. Mười lăm dòng vi khuẩn này được sử dụng để tiếp tục tuyển chọn các dòng tốt nhất qua khả năng cung cấp đạm cho cây lúa OM 10636 trồng trong ống nghiệm chứa môi trường khoáng không đạm. Song song, thực hiện thí nghiệm khảo sát sự ảnh hưởng của 15 dòng vi khuẩn đến khả năng chịu mặn của cây lúa OM 10636 trồng trong ống nghiệm chứa môi trường khoáng không đạm – có độ mặn. Dựa trên các chỉ tiêu sinh trưởng như chiều cao thân lá, chiều dài rễ, khối lượng tươi và khối lượng khô của cây lúa sau 21 ngày trồng trong ống nghiệm, kết quả tuyển chọn được 9/15 dòng vi khuẩn có khả năng cung cấp đạm hiệu quả cho cây lúa và chọn được 3/15 dòng vi khuẩn có độ tương tác tốt với cây lúa trong thí nghiệm khảo sát sự ảnh hưởng đến khả năng chịu mặn của cây lúa. |
Mô tả: | 107tr |
Định danh: | http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/9687 |
Bộ sưu tập: | Khoa Khoa học Tự nhiên |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
_file_ Giới hạn truy cập | 1.82 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 3.129.70.138 |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.