Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/97499
Nhan đề: Sơ khảo thư tịch Phật giáo Trung Quốc thời Minh - Thanh hiện lưu trữ tại Việt Nam (tiếp theo kì trước)
Tác giả: Lý, Quý Dân
Từ khoá: Thư tịch Phật giáo
Thời kì Minh - Thanh
Chuyết Công hòa thượng
Thiền sư Tính Tuyền
Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Năm xuất bản: 2021
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo;Quyển 23, Số 03 .- Tr.115-134
Tóm tắt: Việt Nam có một lịch sử lâu dài chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, trong đó có sự truyền nhập thư tịch chữ Hán. Vào giai đoạn thế kỉ XVII – XVIII, chính quyền Hậu Lê khi mới nắm quyền đã tôn sùng Nho giáo, sau một thời gian chiến tranh Nam Bắc, chính trị và kinh tế biến động, lại thêm ảnh hưởng của phong trào “di dân đào thiền” ở Trung Quốc khiến cho khá nhiều thiền sư được những người cai trị mời tới Việt Nam. Hoạt động hoằng pháp của các thiền sư này, đặc biệt là Chuyết Công, không chỉ đưa Phật pháp truyền vào Việt Nam, mà còn mang theo một số lượng kinh điển Phật giáo Trung Quốc. Trước đó, ở giai đoạn thuộc Minh đầu thế kỉ XV, thư tịch ở Việt Nam bị tiêu hủy và phá hoại nghiêm trọng. Lượng kinh Phật còn bảo tồn tới ngày nay chủ yếu mới được truyền nhập vào thời Hậu Lê. Một số thư tịch theo chân các vị tăng di dân truyền vào, nhưng cũng có trường hợp tăng nhân Việt Nam như Tính Tuyền phụng chỉ tới Mân Việt cầu pháp, đem kinh sách từ chùa Khánh Vân núi Đỉnh Hồ về, tái lập lại hoạt động tu học Giới luật ở Việt Nam, đồng thời bắt đầu thiết lập Tam đàn Cụ túc. Kinh điển được đưa vào trong giai đoạn đó chủ yếu thuộc “Gia Hưng tạng”, đại bộ phận đã được sưu tập vào thời thực dân Pháp ở Việt Nam, sau này do Viện Nghiên cứu Hán Nôm tiếp nhận. Lượng kinh Phật được mang vào Việt Nam giai đoạn này rất khó bảo quản do khí hậu không thuận lợi, nên đa số được tăng nhân Việt Nam trùng san, tuy có thể có một số thay đổi nhưng về cơ bản vẫn giữ đặc điểm của thư tịch thời kỳ cuối Minh đầu Thanh. Những kinh sách Phật giáo này sau khi truyền nhập vào Việt Nam đã trở thành một dạng hóa thạch của văn hiến Hán văn bên ngoài Trung Quốc.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/97499
ISSN: 1859-0403
Bộ sưu tập: Nghiên cứu Tôn giáo

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
3.45 MBAdobe PDF
Your IP: 3.15.225.187


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.