Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/97678
Nhan đề: Tranh thờ, đám chay và thần linh của người Dao Quần chẹt
Tác giả: Hoàng, Thị Thu Hường
Từ khoá: Người Dao Quần chẹt
Tranh thờ
Thần linh
Đám chay
Đạo giáo
Năm xuất bản: 2021
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo;Quyển 23, Số 11 .- Tr.34-52
Tóm tắt: Ở Việt Nam, người Dao Quần chẹt nói riêng và người Dao nói chung sở hữu một đời sống văn hóa tôn giáo nhiều sắc màu, lung linh và huyền bí. Lý do gì đã làm nên điều đó? Các nhà khoa học khẳng định rằng, chính đặc trưng tín ngưỡng đa thần và niềm tin “vạn vật hữu linh” của họ đã vẽ nên bức tranh huyền bí này. Đó là nơi đan xen của thế giới ảo và thực, là thế giới của “đông đúc” các thần linh: trên trời, dưới nước, dương gian và địa ngục,… Có thể có người sẽ thấy thế giới đó đầy phức tạp, rối rắm và khó phân biệt, nhưng nếu dựa theo chiều cạnh tôn giáo và dùng tư duy tộc người để nhìn nhận, chúng ta sẽ thấy đây là một thế giới có trật tự và logic chặt chẽ. Thế giới đó phần nào được thể hiện qua những bức tranh thờ. Bài viết được thực hiện trên cơ sở khảo cứu bộ tranh được người dân sử dụng trong lễ Đám chay (Cấp sắc) của người Dao Quần chẹt ở tỉnh Yên Bái. Bằng phương pháp mô tả kết hợp phân tích biểu tượng trong một không gian thiêng đặc thù, bài viết sẽ trình bày về thế giới tín ngưỡng đầy bí ẩn và cũng vô cùng hấp dẫn của tộc người Dao.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/97678
ISSN: 1859-0403
Bộ sưu tập: Nghiên cứu Tôn giáo

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
4.37 MBAdobe PDF
Your IP: 3.142.54.169


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.