Please use this identifier to cite or link to this item:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/97998
Title: | Nghiên cứu khả năng áp dụng công thức kinh nghiệm để tính toán mức độ xói lở bờ sông ở đồng bằng sông Cửu Long – Thí điểm tại đoạn xói lở bờ sông Hậu ở Long Xuyên, tỉnh An Giang |
Authors: | Cấn, Thu Văn Nguyễn, Thanh Sơn Ngô, Chí Tuấn Lưu, Văn Ninh Cấn, Thế Việt Lục, Anh Tuấn |
Keywords: | Xói lở bờ sông Đồng bằng sông Cửu Long Công thức kinh nghiệm tính xói lở bờ |
Issue Date: | 2021 |
Series/Report no.: | Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn;Số 728 .- Tr.31-39 |
Abstract: | Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là nơi sinh sống của gần 20 triệu người và là vùng canh tác nông nghiệp lớn nhất nước ta. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày một rõ rệt cùng với sự can thiệp quá mức của con người vào thiên nhiên, hiện tượng sạt lở bờ sông và đã và đang là mối đe dọa đến cuộc sống của người dân nơi đây. Ở ĐBSCL hiện có 406 đoạn sạt lở, với tổng chiều dài 891 km, trong đó An Giang được đánh giá là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do sạt lở bờ sông. Hiện có nhiều phương pháp được sử dụng để đánh giá, dự báo mức độ sạt lở bờ sông ở những khu vực cụ thể, như là: phương pháp phân tích tài liệu thực đo; mô hình vật lý; mô hình toán; công thức kinh nghiệm. Trong nghiên cứu này sử dụng công thức kinh nghiệm để tính toán thử nghiệm mức độ sạt lở cho đoạn sông Hậu ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Kết quả tính toán theo công thức cho thấy có sự phù hợp nhất định vớ kết quả thực đo, với hệ số tương quan là 0,86 và hệ số Nash là 0,79, sai số tương đối dưới 15% là 70% mặt cắt tính toán. Điều này bước đầu đã cho thấy khả năng có thể áp dụng công thức để thiết lập hệ số và tính toán cho các vùng khác thuộc bờ sông Hậu và ĐBSCL. |
URI: | https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/97998 |
ISSN: | 2525-2208 |
Appears in Collections: | Khí tượng Thủy văn |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ Restricted Access | 2.4 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 3.144.224.30 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.