Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/98033
Nhan đề: Nghiên cứu đặc điểm và sự tích lũy vi nhựa trong than bùn tại xã Thuận Nghĩa Hòa, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An
Tác giả: Nguyễn, Minh Kỳ
Nguyễn, Tri Quang Hưng
Nguyễn, Công Mạnh
Bạch, Quang Dũng
Từ khoá: Vi nhựa
Nhiễm bẩn
PVC
Than bùn
Polypropylene
Tích lũy
Năm xuất bản: 2022
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Khí tượng Thủy văn;Số 734 .- Tr.88-97
Tóm tắt: Mục đích nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá đặc điểm và sự tích lũy vi nhựa trong trầm tích than bùn, trường hợp nghiên cứu điển hình ở tỉnh Long An. Nghiên cứu tiến hành khảo sát thực địa và chọn lấy mẫu đại diện tại 10 vị trí khác nhau trong khu vực có các lớp than bùn thuộc địa bàn xã Thuận Nghĩa Hòa, huyện Thạnh Hóa, Long An. Các mẫu được xử lý nhằm xác định hàm lượng, kích thước hạt, màu sắc, hình dạng và định danh chủng loại vi nhựa. Mức độ nhiễm bẩn vi nhựa cho thấy hàm lượng trong than bùn tại Long An có sự dao động 0-360,0 hạt/kg. Vi nhựa có kích thước tương đối lớn, hình dạng chủ yếu là dạng mảnh (69,6%), bọt (17,4%), sợi (8,7%) và dạng film (4,3%), chúng thường có màu trắng, nước biển, xanh. Về thành phần vi nhựa được phát hiện gồm các loại như polypropylene (PP), polyethylene (PE), polyvinyl chloride (PVC) và các dạng sợi polyester; trong đó, nhựa PVC chiếm chủ yếu với tỷ lệ 70,6%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự phân bố vi nhựa theo không gian và chỉ thị dấu hiệu tác động của con người lên hiện trạng than bùn. Do đó, về lâu dài cần có những giải pháp thích hợp nhằm quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên than bùn một cách hữu hiệu trước các áp lực phát triển kinh tế - xã hội.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/98033
ISSN: 2525-2208
Bộ sưu tập: Khí tượng Thủy văn

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
3.27 MBAdobe PDF
Your IP: 18.227.52.176


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.