Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/98637
Nhan đề: | Khai mỏ và quyền lực địa phương ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam - Tiếp cận từ trường hợp Thổ ty họ Hoàng tại mỏ Đồng Tụ Long thế kỷ XVIII |
Tác giả: | Vũ, Đường Luân |
Từ khoá: | Khai mỏ Quyền lực địa phương Khu vực miền núi Phía Bắc Việt Nam |
Năm xuất bản: | 2022 |
Tùng thư/Số báo cáo: | Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử;Số 11 .- Tr.30-45 |
Tóm tắt: | Bài nghiên cứu này trên cơ sở sử dụng các nguồn tư liệu cả từ tiếp cận nhà nước và địa phương muốn làm rõ hơn nữa vị trí của hoạt động khai mỏ đối với thiết chế chính trị và xã hội ở các khu vực miền núi ở Việt Nam trong thời kỳ cổ trung đại. Thông qua phân tích lịch sử phát triển gắn một thế kỷ của Thổ ty họ Hoàng trong việc quản lý khai thác mỏ Tụ Long - một trong những trung tâm khai khoáng quan trọng bậc nhất ở vùng biên giới miền núi giữa Việt Nam và Trung Quốc, tác giả bài viết không chỉ chứng minh vai trò và ảnh hưởng của khai mỏ đổi với quyền lực Thổ ty tại một địa điểm cụ thể mà còn xem xét sự tương tác giữa nhà nước và xã hội địa phương trong các hoạt động khai thác khoáng sản nói chung. Bên cạnh đó, bài viết cũng chỉ ra bối cảnh lịch sử, cách thức mà các thủ lĩnh dân tộc thiểu số sử dụng khai mỏ như một phương thức xác lập quyền lực chính trị của mình ở khu vực biên giới; đồng thời cũng cho thấy cuộc cạnh tranh giữa các thế lực chính trị liên quan đến lợi ích khoáng sản. Điều này góp phần lý giải những chuyển biến trong trật tự chính trị cũng như ảnh hưởng xã hội mà các hoạt động khai mỏ để lại ở khu vực này cho tới trước khi diễn ra quá trình thực dân hóa. |
Định danh: | https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/98637 |
ISSN: | 0866-7497 |
Bộ sưu tập: | Nghiên cứu Lịch sử |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
_file_ Giới hạn truy cập | 8.8 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 3.21.105.46 |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.