Please use this identifier to cite or link to this item:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/99040
Title: | Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS xây dựng bản đồ hạn nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận |
Authors: | Đặng, Quốc Khánh Dương, Văn Khảm Dương, Hải Yến |
Keywords: | Hạn nông nghiệp VTCI Ninh Thuận MODIS GIS |
Issue Date: | 2022 |
Series/Report no.: | Tạp chí Khí tượng Thủy văn;Số 736 .- Tr.12-24 |
Abstract: | Ninh Thuận là một trong những tỉnh khô hạn lớn nhất cả nước. Đây chính là bất lợi lớn nhất của thiên nhiên đối với phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung của tỉnh. Trên cơ sở số liệu khí tượng thủy văn và các thông tin viễn thám, áp dụng chỉ số viễn thám (Vegetation - Temperature Drymss Index VTCI) và công nghệ GIS bài báo đã xây dựng bộ bản đồ hạn nông nghiệp bao gồm bản đồ tần suất hạn và bản đồ mức độ khắc nghiệt hạn nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận. Bộ bản đồ với tỷ lệ nền là 1/50.000 và độ phân giải không gian trên kích thước ô lưới 1km x 1km được thể hiện trong phần mềm ArcGis dễ dàng cho tra cứu và sử dụng. Trong đó, bản đồ tần suất hạn nông nghiệp cho thấy: Dù mùa mưa hay mùa khô trên lãnh thổ tỉnh Ninh Thuận đều xuất hiện hạn hán, tuy nhiên mùa khô tần suất xuất hiện hạn lớn hơn mùa mưa, diện tích hạn mùa khô cao hơn mùa mưa khoảng 600 km². Bản đồ mức độ khắc nghiệt hạn hán cho thấy hạn nặng chiếm khoảng gần 500 km² (tỷ lệ 13.8% diện tích toàn tỉnh), hạn rất nặng chiếm hơn 1.000 km² (tỷ lệ 31.6% diện tích toàn tỉnh). Hệ thống bản đồ hạn nông nghiệp là cơ sở khoa học quan trọng, hiển thị một cách trực quan phân bố hạn hán nói chung và hạn nông nghiệp nói riêng phục vụ cho địa phương trong việc quy hoạch sản xuất nông nghiệp ứng phó với hạn hán trong bối cảnh biến đổi khí hậu. |
URI: | https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/99040 |
ISSN: | 2525-2208 |
Appears in Collections: | Khí tượng Thủy văn |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ Restricted Access | 5.92 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 18.226.187.60 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.